Tài liệu Ngữ văn lớp 12 phần Tiếng Việt - Tập làm văn hay nhất
"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Tài liệu Ngữ văn lớp 12 phần Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ tóm tắt Lý thuyết và Bài tập vận dụng có hướng dẫn chi tiết giúp Thầy/Cô có thêm tài liệu giảng dạy môn Ngữ Văn 12.
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Thực hành một số phép tu từ cú pháp
- Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Nhân vật giao tiếp
- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Thực hành về hàm ý
- Diễn đạt trong văn nghị luận
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Bài nghị luận về tư tưởng đạo lý thường có nội dung đề cập tới các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hóa, nhân sinh quan…
Các bước làm bài:
Bước 1: Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn
+ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm nghĩa đen, nghĩa bóng nếu có
+ Rút ra tư tưởng, đạo lý, quan điểm của tác giả
Bước 2: Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề bàn luận
+ Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh, từ đó chỉ ra tác dụng tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội
+ Bác bỏ biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề nghị luận: bác bỏ biểu hiện sai lệch có liên quan tới tư tưởng đạo lý
Bước 3: Mở rộng vấn đề
+ Bằng cách giải thích, chứng minh, đào sâu thêm vấn đề, lật ngược vấn đề
Bước 4: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động
+ Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc áp dụng vào thực tiễn vấn đề
Bài 1: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về lòng tự trọng
Mở bài:
Giới thiệu lòng tự trọng là đức tính cần phải có trong mỗi con người
Thân bài
* Giải thích khái niệm lòng tự trọng
+ Là ý thức của chính bản thân, biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình
- Tự trọng là sự tự ý thức giá trị của bản thân, không bao giờ được xem thường, hạ thấp bản thân
* Phân tích
- Tự trọng là sống trung thực
+ Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc, học tập, cuộc sống là tự trọng
+ Dám nhận lỗi sai, sống có trách nhiệm, sống thẳng thắn
- Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình
+ Lòng tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, không vì hoàn cảnh mà đánh mất đi sự tự trọng bản thân
- Đánh giá về lòng tự trọng
+ Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người trong xã hội
+ Xã hội ngày càng văn minh hiện đại nếu con người biết sống tự trọng
+ Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao
+ Phê phán những hành động sai trái đánh mất lòng tự trọng
- Bài học
Lòng tự trọng là giá trị bản thân, giúp con người hướng tới những chuẩn mực tốt đẹp của xã hội
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Mở bài:
Dẫn dắt vào đề, giới thiệu những vấn đề chung có tính thời sự mà xã hội quan tâm
Thân bài:
Bước 1: Trình bày thực trạng, hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài
Bước 2: Phân tích các mặt đúng sai, lợi- hại, nêu nguyên nhân- tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên
- Ảnh hưởng, tác động của hiện tượng đời sống đó:
+ Đối với cộng đồng, xã hội
+ Đối với cá nhân mỗi người
Nguyên nhân
+ Nguyên nhân khách quan
+ Nguyên nhân chủ quan
Bước 3: Bình luận, bày tỏ thái độ về hiện tượng xã hội đó
- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận
+ Phê phán, bác bỏ quan niệm, nhận thức sai trái liên quan tới hiện tượng bàn luận
+ Hiện tượng được nhìn từ góc độ xã hội hiện đại, từ hiện tượng liên hệ tới các vấn đề có ý nghĩa thời đại
Bước 4: Đưa ra giải pháp
- Dựa vào nguyên nhân tìm ra cách khắc phục
- Hạn chế những tác động xấu tới đời sống để ngăn chặn, hoặc phát triển
+ Đối với bản thân
+ Đối với xã hội
Kết bài
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn
- Lời nhắn gửi, thức tỉnh tới mọi người (tùy theo vấn đề nghị luận)
Bài 1: Lập dàn ý bài văn nghị luận về vấn đề bạo lực học đường
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Kỉ nguyên công nghệ mở ra con đường kết nối cũng như những hướng phát triển mới đối với con người, sự phát triển vượt bậc của công nghệ đang chi phối đời sống tinh thần của giới trẻ hiện nay. Con người tìm đến các trang mạng xã hội, các kênh thông tin để giải trí, thỏa mãn tinh thần của con người. Dần dần trở thành xu thế thời thượng chi phối, dẫn dắt con người. Con người trở nên “nghiện” mạng xã hội, bị lệ thuộc vào màn hình máy tính, điện thoại…
Hiện tượng “sống ảo” là một trong những hệ quả của thời đại công nghệ thông tin. Người dùng tự tạo ra thế giới ảo để thỏa mãn cái tôi cá nhân, thế giới đó không có tính trùng khớp với thực tế. Các trang mạng xã hội cho phép một người có thể kết bạn với nhiều người trên cộng đồng mạng lớn như facebook, twitter…Nhưng con người mất quá nhiều thời giờ để lướt, tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội. Quên đi sự kết nối từ chính những người xung quanh. Việc nghiện mạng xã hội là hiện tượng phổ biến, thể hiện sự ham mê quá mức với thế giới ảo được tạo ra trên các trang mạng xã hội.
a, Trong đoạn trích trên, bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng này diễn ra trong thời gian nào?
b, Tác giả sử dụng thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng
c, Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản có tính thuyết phục ở điểm nào?
d, Anh chị rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên
Gợi ý trả lời:
Bài 1:
Mở bài
- Đặt vấn đề: vấn đề bạo lực học đường là vấn nạn trong trường học
Cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời để đẩy lùi tình trạng này.
Thân bài
Khái niệm bạo lực học đường
- Bạo lực học đường là những hành vi dùng vũ lực thô bạo, thiếu đạo đức trong trường học
- Xúc phạm, làm ảnh hưởng tới tinh thần, thể xác của người khác
- Hành vi ngày càng phổ biến trong môi trường trường học
* Hiện trạng của nạn bạo lực học đường
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với bạn bè
- Lập bè nhóm đánh nhau trong trường
- Có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến với học sinh
* Nguyên nhân
- Do ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
- Không có sự quan tâm, giáo dục đúng đắn từ gia đình, thầy cô
- Do học sinh không có mục tiêu sống rõ ràng
- Tâm lý của lứa tuổi
* Hậu quả nạn bạo lực học đường
a, Với người bị bạo lực
+ Bị ảnh hưởng về tinh thần, thể chất
+ Làm cho gia đình, xã hội bất ổn
+ Mọi người chê trách, mất hết tương lai sự nghiệp
* Cách khắc phục, giải pháp
Nhà trường giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh
- Cha mẹ cần chăm lo, quan tâm đến con cái
- Bản thân mỗi cá nhân có sự quan tâm, chăm lo tới con cái
- Hành động bản thân ngăn chặn tình trạng
Kết luận
Khẳng định bạo lực học đường là hành vi xấu cần đẩy lùi, nêu nhiệm vụ bản thân khi ngăn chặn tình trạng bạo lực.
Bài 2:
a, Đoạn trích trên bàn về hiện tượng nghiện mạng xã hội. Hiện tượng này diễn ra trong đời sống hiện đại khi con người dần tiến vào cuộc cách mạng công nghệ thông tin
b, Tác giả sử dụng thao tác lập luận giải thích, lập luận chứng minh, lập luận bình luận
c, Sử dụng từ ngữ liên quan tới vấn đề “nghiện” mạng xã hội, câu văn ngắn gọn, súc tích, diễn đạt độc đáo
d, Bài học rút ra cho bản thân: cần sử dụng mạng xã hội hợp lý, không sa đà, dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội mà bỏ quên các hoạt động ý nghĩa khác.
.............................
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều