1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án, cực hay

Phần dưới tổng hợp bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 Học kì 1, Học kì 2 chọn lọc, cực hay, có đáp án được biên soạn theo từng bài học. Hi vọng bộ câu hỏi ôn tập này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu và yêu thích môn Ngữ văn 12.

Câu hỏi bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ 20

Câu hỏi: Trình bày vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?

Trả lời:

- Đường lối văn nghệ và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố có tính chất quyết định để tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.

- Từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta diễn ra nhiều biến cố, sự kiện lớn lao: 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc.

- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, còn giới hạn trong một số nước – Liên Xô, Trung Quốc.

Câu hỏi: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954?

Trả lời:

* Chủ đề chính:

- 1945 – 1946: Phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân khi đất nước vừa giành được độc lập.

- 1946 – 1954:

+ Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp: gắn bó sâu sắc với đời sống Cách mạng và kháng chiến.

+ Tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.

+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

* Thành tựu:

- Truyện ngắn và kí: là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm tiêu biểu: Làng (Kim Lân), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Truyện Tây Bắc (Tô Hoài),...

- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến. Những tác phẩm tiêu biểu: Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Đình Thi),...

- Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại (Nguyễn Huy Tưởng), Chị Hoà (Học Phi),...

- Lí luận, phê bình văn học: chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng. Các tác giả tiêu biểu: Trường Chinh, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai,...

Câu hỏi: Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1964?

Trả lời:

* Chủ đề chính:

- Ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, lạc quan với hình ảnh người lao động, những đổi thay của đất nước.

- Tình cảm sâu đậm với miền Nam; nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước.

* Thành tựu:

- Văn xuôi mở rộng đề tài trên nhiều lĩnh vực cuộc sống: sự đổi đời của con người, sự biến đổi số phận trong môi trường mới, thể hiện khát vọng hạnh phúc cá nhân; đề tài chống Pháp vẫn tiếp tục được khai thác. Hiện thực trước cách mạng tháng Tám vẫn được khai thác với cách nhìn mới. Đề tài hợp tác hóa nông nghiệp, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội được khai thác nhiều … Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Anh Keng (Nguyễn Kiên),...

- Thơ ca có một mùa bội thu. Tập trung thể hiện cảm hứng: sự hoà hợp giữa cái riêng với cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội, cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau chia cắt, nỗi nhớ thương với miền Nam ruột thịt… Các tác phẩm tiêu biểu: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên),...

- Kich cũng có những thành tựu mới với các tác phẩm Một đảng viên (Học Phi), Quẫn (Lộng Chương), Chị NhànNổi gió (Đào Hồng Cẩm).…

.............................

Câu hỏi bài Tuyên ngôn độc lập

Câu hỏi: Nêu vài nét về tiểu sử của tác giả Hồ Chí Minh?

Trả lời:

- Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung.

- Quê quán: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, yêu nước. Cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là Hoàng Thị Loan.

- Thời thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành; thời gian hoạt động cách mạng, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.

- Quá trinh hoạt động cách mạng:

+ Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

+ Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở Vec-xay bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", kí tên Nguyễn Ái Quốc.

+ Năm 1920, Người dự Đại hội ở thành phố Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

+ Từ năm 1923 đến 1941, Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan.

+ Tháng 2/1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

+ Tháng 8/1942, Người lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ trong 13 tháng.

+ Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Người là một vị lãnh tụ tài ba, vĩ đại, người đã đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

- Người đặt nền móng vững chắc cho văn học cách mạng Việt Nam.

- Được UNESCO công nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn”.

Câu hỏi: Tóm tắt quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Quá trình hoạt động cách mạng:

- Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.

- Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở Vec-xay bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", kí tên Nguyễn Ái Quốc.

- Năm 1920, Người dự Đại hội ở thành phố Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

- Từ năm 1923 đến 1941, Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan.

- Tháng 2/1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước.

- Tháng 8/1942, Người lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ trong 13 tháng.

- Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu hỏi: Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?

Trả lời:

- Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm (Viết cho ai? Viết làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?).

.............................

Câu hỏi bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Câu hỏi: Thể loại của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?

Trả lời:

Văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc thuộc thể loại nghị luận văn học.

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?

Trả lời:

Tác giả viết bài này nhân kỉ niệm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3–7–1988), đăng trên Tạp chí văn học tháng 7 – 1963. Thời điểm đó, đất nước ta đang có sự kiện trọng đại, nhất là ở Nam Bộ. Do Mĩ tài trợ và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh nên nhân dân miền Nam nổi lên đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt, khắp mọi nơi chống Mĩ.

Câu hỏi: Trình tự lập luận của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc?

Trả lời:

Trình tự lập luận của văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc:

- Luận đề: Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong làng văn nghệ của dân tộc.

- Luận điểm 1: Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

- Luận điểm 3: Đánh giá về truyện thơ Lục Vân Tiên.

- Kết luận: Đánh giá khái quát về tầm vóc cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu trong mặt trận văn hóa tư tưởng.

⇒ Bố cục tác phẩm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, các luận điểm triển khai đều bám sát vào trọng tâm tác phẩm.

.............................


Các loạt bài lớp 12 khác