Câu hỏi trắc nghiệm Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (có đáp án)
VietJack giới thiệu 15 câu hỏi trắc nghiệm Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.
Câu 1. Các thao tác của một bài văn Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
A. Giải thích – bàn luận - mở rộng - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động.
B. Bàn luận - giải thích - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động - mở rộng.
C. Bàn luận - giải thích - mở rộng - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động.
D. Giải thích – bàn luận - rút ra ý nghĩa, bài học nhận thức và hành động - mở rộng.
Đáp án: A
Câu 2. Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
B. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn Thỏ và Rùa
C. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên
D. Suy nghĩ về sự vô cảm ở một bộ phận giới trẻ hiện nay
Đáp án: D
Câu 3. Ý nào dưới đây nói không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
B. Bài viết có bố cục 3 phần, trình bày rõ ràng và thuyết phục thông qua các luận điểm, dẫn chứng
C. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ.
D. Vận dụng linh hoạt thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề
Đáp án: C
Câu 4. Nội dung giải thích nào sau đây không phù hợp với đề bài "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".
A. Lí tưởng là cái đích tốt đẹp để con người hướng tới.
B. Lí tưởng giúp cho con người không đi lạc đường.
C. Trong cuộc sống, có nhiều người không có lí tưởng vẫn có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa.
D. Có lí tưởng, con người có động lực thúc đẩy, có nghị lực để vượt qua thử thách, hướng tới mục đích sống rõ ràng, cuộc sống sẽ ý nghĩa.
Đáp án: C
Câu 5 : Cho đề văn sau: “Có ba điều trong đời không được đánh mất: sự thanh thản, niềm hi vọng và lòng trung thực”. Anh chị suy nghĩ như thế nào về những điều đó?
A. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự thanh thản.
B. Ý nghĩa và tầm quan trọng của niềm hi vọng.
C. Ý nghĩa và tầm quan trọng của đời sống tinh thần.
D. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng trung thực.
Đáp án: C
Câu 6 : Có thể diễn đạt lại câu nói: “Chẳng có phát minh nào có dấu cộng mà không có dấu trừ” bằng cách nào là đúng nhất?
A. Không có cái mới nào ra đời lại chỉ có ưu điểm.
B. Không có cái mới nào ra đời mà không có ưu điểm.
C. Cái mới nào ra đời cũng có nhược điểm.
D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có ưu điểm và nhược điểm.
Đáp án: A
Câu 7 : Dòng nào nêu không đúng đặc điểm của đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
A. Nội dung bàn về một tư tưởng, quan điểm về cuộc sống, cách sống….
B. Thường xuất phát từ một danh ngôn, một câu ca dao, tục ngữ.
C. Câu lệnh của đề thường yêu cầu thao tác giải thích.
D. Phạm vi dẫn chứng chủ yếu lấy từ hiện thực cuộc sống.
Đáp án: C
Câu 8 : Cho đề văn: “Anh chị suy nghĩ như thế nào khi nhà thơ R.Gam-da-tốp nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.” ? Câu tục ngữ nêu không chính xác tinh thần và quan điểm sống đúng đắn được rút ra từ đề văn trên?
A. Hậu sinh khả úy
B. Uống nước nhớ nguồn
C. Gieo gió gặt bão
D. Ác giả, ác báo
Đáp án: B
Câu 9 : Mở bài của một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí cần đạt những yêu cầu nào?
A. Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
B. Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận.
C. Nêu vấn đề cần nghị luận.
D. Cả ba đều đúng
Đáp án: A
Câu 10 : Cho đề bài sau: “Vì sao có thể nói: Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ. Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay?”. Thao tác nghị luận bắt buộc phải sử dụng trong bài văn triển khai cho đề bài trên là gì?
A. Bình luận và so sánh
B. So sánh và phân tích
C. Giải thích và chứng minh
D. Bác bỏ và bình luận
Đáp án: C
Câu 11 : Sự khác nhau cơ bản nhất của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
A. Khác nhau về nội dung nghị luận.
B. Khác nhau về hình thức.
C. Khác nhau về các thao tác.
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
Đáp án: A
Câu 12 : Ý nào dưới đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?
A. Nội dung đem ra bài luận về một vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức,… của con người.
B. Bài biết có bố cục 3 phần, các luận điểm, luận cứ đúng đắn, sáng tỏ, chính xác.
C. Lời văn trau chuốt, bóng bẩy, sử dụng biện pháp tu từ.
D. Sử dụng các thao tác lập luận như so sánh, phân tích, chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề.
Đáp án: C
Câu 13 : Trong các đề sau, đề nào không thuộc đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
A. Suy nghĩ của em về câu ca dao “Học thầy không tày học bạn”.
B. Suy nghĩ của em về “Bệnh ngôi sao” của một số nhân vật nổi tiếng hiện nay.
C. Suy nghĩ của em về câu nói “Đọc sách hay cũng như được trò chuyện với một người bạn thông minh” (L.Tonstoi).
D. Suy nghĩ của em về vấn đề: Tài năng và lòng tốt của con người.
Đáp án: A
Câu 14 : Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
A. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động
B. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.
C. Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.
D. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.
Đáp án: C
Câu 15 : Một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí có những yêu cầu gì về mặt nội dung?
A. Nội dung làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí thông qua các thao tác lập luận như chứng minh, phân tích,… để làm sáng rõ vấn đề.
B. Nghị luận làm sáng tỏ các vần đề về tư tưởng đạo lí bằng cách đưa ra những mặt hại.
C. Cả A và B đều sai.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: A
Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả
- Trắc nghiệm bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Trắc nghiệm bài Dàn ý chung bài văn nghị luận xã hội
- Trắc nghiệm bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 2: Tác phẩm
- Trắc nghiệm bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều