Câu hỏi trắc nghiệm Chiếc thuyền ngoài xa (có đáp án)

VietJack giới thiệu 63 câu hỏi trắc nghiệm Chiếc thuyền ngoài xa môn Ngữ văn lớp 12 có đáp án giúp học sinh luyện trắc nghiệm đạt kết quả cao.

A. Vài nét về Nguyễn Minh Châu

Câu 1: Thông tin nào sau đây về Nguyễn Minh Châu là chưa chính xác?

A. Xuất thân trong một gia đình nông dân.

B. Vào bộ đội khi đang học dở cấp bA.

C. Là nhà văn thành công chủ yếu ở thể loại truyện ngắn và thơ.

D. Năm 2000 ông được tặng giải thưởng hồ chí minh về văn học nghệ thuật. 

Đáp án: C

Câu 2: Nguyễn Minh Châu là nhà văn thuộc thế hệ nào?

A.Trưởng thành từ trước cách mạng.

B. Trưởng thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

D. Trưởng thành từ sau năm 1975.

Đáp án: C

Câu 3: Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ra tại

A. Nghệ An

B. Hà Tĩnh

C. Quảng Bình

D. Thanh Hoá

Đáp án: D

Câu 4: Sáng tác của Nguyễn Minh Châu có những thiên hướng nào?

A. Trữ tình lãng mạn.

B. Cảm hứng thế sự.

C. Giai đọan đầu là cảm hứng thế sự, giai đọan sau thiên về trữ tình lãng mạn.

D. Giai đọan đầu là trữ tình lãng mạn, giai đọan sau chuyển sang cảm hứng thế sự.

Đáp án: A

Câu 5: Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu là:

A. Lãng mạn, trữ tình

B. Tự sự - triết lí đậm nét

C. Trữ tình chính trị

D. Đậm đà màu sắc dân tộc

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Phong cách của Nguyễn Minh Châu là phong cách tự sự - triết lí đậm nét.

Câu 6: Tác phẩm nào dưới đây không phải là sáng tác của Nguyễn Trung Thành?

A. Sau buổi tập

B. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành

C. Bến quê

D. Truyện và kí

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Các tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập (1960); Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê ( 1985), Phiên chợ Giáp (1989), ….

Câu 7: Nội dung sau về tác giả Nguyễn Minh Châu đúng hay sai?“Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn”.

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lí nhân sinh.

Câu 8: Năm 1950, Nguyễn Minh Châu gia nhập quân đội và học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 9: Từ năm 1952 đến 1958, Nguyễn Minh Châu làm việc tai Sư đoàn Tây Tiến. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

Câu 10: Năm 1962, Nguyễn Minh Châu làm việc tại tạp chí:

A. Văn nghệ Quân đội

B. Văn nghệ nhân dân

C. Văn nghệ Văn hóa

D. Văn nghệ Thời đại

Đáp án: A

Câu 11: Năm 1972, Nguyễn Minh Châu trở thành thành viên của:

A. Hội nhà báo Việt Nam

B. Hội nhà thơ Việt Nam

C. Hội nhà văn Việt Nam

D. Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Năm 1972 Nguyễn Minh Châu là thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

Câu 12: Địa danh nào dưới đây là quê Nguyễn Minh Châu?

A. Nghệ An

B. Thanh Hóa

C. Quảng Bình

D. Quảng Ngãi

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Nguyễn Minh Châu quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Câu 13: Năm 1945, Nguyễn Minh Châu tốt nghiệp trường?

A. Đại học Tổng hợp

B. Đại học Văn hóa

C. Đại học Kỹ nghệ Huế

D. Đại học Sư phạm Hà Nội

Đáp án: C

Câu 14: Nguyễn Minh Châu gia nhập quân đội năm bao nhiêu?

A. 1949

B. 1950

C. 1951

D. 1952

Đáp án: B

B. Tìm hiểu chung về Chiếc thuyền ngoài xa

Câu 1: Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm nào?

A. 1990

B. 1987

C. 1983

D. 1985

Đáp án: A

Câu 2:  Truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách...- ...của Nguyễn Minh Châu. Trong 2 dấu ba chấm đó là những từ nào?

A. triết lí - trữ tình

B. tự sự - triết lí

C. trữ tình - chính trị

D. tự sự - trữ tình

Đáp án: B

Câu  3: Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” được kể theo cách nào?

A. Nhà văn cho nhân vật Phùng – người phóng viên kể lại câu chuyện.

B. Nhà văn đứng ngoài câu chuyện kể lại.

C. Nhà văn cho nhân vật chú bé Phác kể lại câu chuyện.

D. Nhà văn cho nhân vật Đẩu – vị chánh án tòa kể lại câu chuyện

Đáp án: A

Câu 4: Giá trị nội dung của Chiếc thuyền ngoài xa là:

A. Khát vọng, tìm kiếm, tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người

B. Đề cao vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đầy chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lý nhân sinh sâu sắc, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa đối với mọi thời, mọi người.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Giá trị nội dung:

- Khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người.

- Đề cao vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đầy chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu sắc, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người.

Câu 5: Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là:

A. Nhân vật Phùng

B. Nhân vật Đẩu

C. Nhân vật người đàn bà

D. Nhân vật Phát

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

Câu 6: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

A. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

B. Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

C. Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

D. Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.

- Điểm nhìn là nhân vật Phùng(sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực những cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.

- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.

Câu 7: Chiếc thuyền ngoài xa kể về:

A. Chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

B. Công việc của một người nhiếp ảnh.

C. Cuộc sống của người dân chài ven biển

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Truyện kể về chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Câu 8: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách nào của tác giả Nguyễn Minh Châu?

A. Trữ tình – chính trị

B. Triết lí

C. Tự sự

D. Tự sự - triết lí

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.

Câu 9: Nội dung chính của đoạn sau là:

“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ…Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”

A. Hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng

B. Câu chuyện về người đàn bà làng chài

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Có nhiều cách chia, ta có thể chia làm 2 đoạn lớn:

- Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biết mất"). Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

- Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

Câu 10: Nôị dung chính của đoạn sau:

“Đây là lần thứ hai, người đàn bà được Đẩu mời đến về công việc gia đình. Cũng không phải lần đầu đến nơi công sở nhưng người đàn bà có vẻ sợ sệt, lúng túng…Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông”.

A. Hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng

B. Câu chuyện về người đàn bà làng chài

Đáp án: B

Câu 11: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ban đầu được in trong tập:

A. Bến quê

B. Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành

C. Cỏ lau

D. Chiếc thuyền ngoài xa

Đáp án: A

Câu 12: Tập truyện ngắn Bến quê được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1984

B. 1985

C. 1986

D. 1987

Đáp án: B

C. Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Câu  1: Vì sao người mẹ của Phác lại thường xuyên bị người chồng đánh đập?

A. Vì người chồng say rượu.

B. Vì người chồng bản tính độc ác, tàn bạo.

C. Vì người chồng khổ quá nên đã trút nỗi hận vào người vợ.

D. Vì người vợ không chịu nghe lời người chồng. 

Đáp án: C

Câu 2: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nghệ sĩ Phùng đã có mấy phát hiện?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Đáp án: D

Câu 3: Ở tòa án, khi gặp chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã van xin điều gì?

A. Xin tha tội cho người chồng vũ phu.

B. Xin giúp đỡ cho hoàn cảnh éo le của mình.

C. Xin quý tòa xét xử công bằng, cho lão chồng độc ác vào tù.

D. Xin quý tòa không bắt phải bỏ người chồng vũ phu của mình.

Đáp án: D

Câu 4: Ở tòa án, khi chánh án Đẩu nhắc tới thằng Phác, người đàn bà hàng chài đã có phản ứng thế nào?

A. bật khóc khi nghe chánh án Đẩu nhắc tới thằng con.

B. bật dậy, chạy ra khỏi tòa án.

C. chỉ im lặng, cúi đầu và không nói gì.

D. phản ứng mạnh mẽ với vị chánh án.

Đáp án: A

Câu 5: Trong phần đầu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, khi đứng trước cảnh đẹp lúc bình minh trên biển, nhân vật Phùng có cảm xúc gì?

A. Phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.

B. Đau thắt trái tim, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

C. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn và phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.

D. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện.

Đáp án: C

Câu 6: Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, phát hiện thứ hai của nghệ sĩ Phùng là gì?

A. Một bức tranh về cuộc sống gia đình ngang trái đằng sau một bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ.

B. Một vụ án mạng.

C. Một cảnh khôi hài.

D. Một bức tranh đẹp ngỡ ngàng.

Đáp án: A

Câu 7: Nguyên nhân của việc người đàn bà hàng chài lại xuất hiện ở tòa án?

A. Đi theo thằng Phác- con trai của mình, tố giác ông chồng hành hung.

B. Đi kiện ông chồng vũ phu.

C. Theo lời mời của chánh án Đẩu.

D. Chạy trốn trận đòn của người chồng.

Đáp án: C

Câu 8: Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc…” là của nhân vật nào?

A. Người chồng vũ phu.

B. Người đàn bà hàng chài.

C. Nghệ sĩ Phùng.

D. Thằng Phác.

Đáp án: B

Câu 9: Ý nào không đúng khi miêu tả về nhân vật người đàn ông trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”?

A. Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền.

B. Mái tóc tổ quạ. Chân đi chữ bát.

C. Hàng lông mày cháy nắng.

D. Áo hoa lòe loẹt, rách tả tơi.

Đáp án: D

Câu 10: Hình ảnh cuối cùng kết thúc truyện là hình ảnh nào?

A. Hình ảnh người đàn bà vùng biển bước ra khỏi tấm ảnh

B. Hình ảnh gia đình hàng chài

C. Màu hồng hồng của ánh sương mai

D. Hình ảnh bức tranh vẽ cảnh chiếc thuyền ngoài xa

Đáp án: D

Câu 11: Điền tiếp từ còn thiếu vào dấu ba chấm trong câu văn sau:"một vẻ đẹp thực đơn giản và...khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong tim như có cái gì bóp thắt vào"

A. cuốn hút

B. toàn bích

C. kì thú

D. sống động

Đáp án: A

Câu 12: Sau khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án, thái độ của chánh án Đẩu thế nào?

A. Thương xót và thông cảm

B. Tức giận và thất vọng

C. Nghiêm nghị và đầy suy nghĩ

D. Dửng dưng và không quan tâm

Đáp án: B

Câu 13: Cuộc đời nhân vật “người vợ” có những đặc điểm gì?

A. Chỉ tòan khổ nhục, không có chút gì vui vẻ.

B. Chưa bao giờ vợ chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ.

C. Cũng có lúc vui, nhất là lúc ngồi nhìn đàn con được ăn no.

D. Vui nhất là lúc được chồng đối xử ân cần.

Đáp án: C

Câu 14: Chi tiết nào sau đây chưa chính xác về nhân vật “người chồng” ?

A. Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền.

B.  Khuôn ngực  trần, vạm vỡ cháy nắng.

C. Mái tóc vuốt ngược, rẽ ra hai bên.

D. Hai con mắt đầy vẽ độc dữ.

Đáp án: C

Câu 15: Thằng Phác tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền điều gì?

A. Nó sẽ khiến ông bố của nó phải khổ sở.

B. Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.

C. Nó sẽ không bao giờ tha thứ cho bố nó.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Đáp án: B

Câu  16: Nguyên do nào mà người vợ đã khước từ lời của vị chánh án khuyên chị li hôn chồng để không bị đánh đập?

A. Vì người vợ vẫn còn rất yêu chồng.

B. Vì người vợ cần phải có một người đàn ông để chèo chống làm ăn nuôi nấng đàn con nhỏ.

C. Vì người vợ cảm thấy cần phải có một người đàn ông cho đỡ cô đơn.

D. Vì người chồng hăm dọa không cho li dị.

Đáp án: B

Câu 17: Tại sao người đàn bà lại nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu?

A. gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba.

B. chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con.

C. trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ. 

D. tất cả đều đúng

Đáp án: D

Câu  18: Xây dựng nhân vật người vợ, nhà văn chú ý tô đậm nhất phương diện nào sau đây?

A. Sự cần cù, chăm chỉ.

B. Sự hi sinh, bao dung, nhân hậu.

C. Sự nhẫn nhục, cam chịu.

D. Đức thủy chung.

Đáp án: B

Câu 19: Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh biểu tượng cho:

A. tình yêu cái đẹp và bản chất cuộc sống

B. mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống

C. vẻ đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp của cuộc sống

D. thật - giả

Đáp án: C

Câu 20: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến bài học gì?

A. Không được quá nhẫn nhịn, cam chịu như người đàn bà hàng chài

B. Cần nhìn nhận con người và cuộc sống một cách đa diện, nhiều chiều

C. Không đáp án nào đúng

D. Chỉ cần nhìn con người và cuộc sống một chiều chiều

Đáp án: D

Câu  21: Tại sao người chồng lại đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?

A. Vì người chồng không nỡ để các con nhìn thấy.

B. Vì lão sợ các con can thiệp.

C. Vì người vợ hễ sắp thấy bị đánh là bỏ thuyền chạy trốn lên đất liền.

D.  Vì người vợ không nỡ để các con chứng kiến cảnh thương tâm của gia đình.

Đáp án: D

Câu 22: Nhân vật người đàn ông hàng chài hiện lên là một người như thế nào?

A. Nho nhã, yêu thương vợ con

B. Là người chồng vũ phu, độc ác

C. Thô kệch nhưng sống có tình thương, trách nhiệm

D. Là người vô tích sự

Đáp án: C

Câu 23: Ở tòa án, khi gặp chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài đã van xin điều gì?

A. Xin quý toàn không bắt phải bỏ người chồng vũ phu của mình

B. Xin tòa xét xử công bằng, cho lão chồng độc ác của mình đi tù

C. Xin giúp đỡ cho hoàn cảnh éo le của mình

D. Xin tha tội cho chồng

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

- Ở tòa án, người đàn bà hàng chài xin quý tòa không bắt mình phải bỏ chồng: “Qúy tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó,…”, theo chị:

+ Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động.

+ Chị không thể một mình nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.

+ Đàn bà trên thuyền phải sống cho con chứ không sống cho mình.

Câu 24: Việc Nguyễn Minh Châu gọi nhân vật là “người đàn bà” một cách phiếm định có ý nghĩa:

A. Gợi lên sự khốn khổ của nhân vật, đến cái tên chị cũng không có.

B. Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác trên những miền quê Việt Nam

C. Khiến nhân vật có ý nghĩa khái quát

D. Đáp án A và C

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.... Khi người đàn bà này xuất hiện ở tòa án huyện để gặp chánh án Đẩu, ta vẫn không biết tên. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người đàn bà hàng chài này, cũng không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng biển nhỏ bé này: chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam.

Câu 25: Thông qua câu chuyện về người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu gửi đến thông điệp về cách nhìn nhận cuộc đời: Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách phiếm diện mà phải có cái nhìn đa chiều, trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Thông qua câu chuyện về người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu gửi đến thông điệp về cách nhìn nhận cuộc đời: Đừng nhìn cuộc đời, con người một cách phiếm diện mà phải có cái nhìn đa chiều, trong nhiều mối quan hệ khác nhau.

Câu 26: Khi đứng trước tấm ảnh đen trắng, Phùng vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, hình ảnh người đàn bà hàng chài. Qua chi tiết này, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?

A. Muốn có ảnh đẹp phải dành nhiều thời gian, tâm huyết.

B. Nghệ thuật phải thoát li khỏi đời sống tầm thường.

C. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Ý nghĩa biểu tượng:

- Màu hồng của sương mai: vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn

- Hình ảnh người đàn bà: hiện thực cuộc đời

 Nghệ thuật và cuộc đời có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống.

Câu 27: Nguyên nhân người đàn bà hàng chài xuất hiện ở tòa án huyện:

A. Đi theo thằng Phác – con trai mình, tố giác chồng hành hung

B. Chạy trốn trận đòn của chồng

C. Đi nộp đơn xin li dị người chồng vũ phu

D. Theo lời mời của chánh án Đẩu

Đáp án: D

Câu 28: Vì sao người đàn bà hàng chài không li dị chồng?

A. Cần có người đàn ông làm trụ cột cho gia đình, chèo chống khi phong ba

B. Cùng nhau làm ăn nuối nấng những đứa con

C. Trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hòa thuận, vui vẻ

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Nguyên nhân người đàn bà hàng chài không chịu bỏ chồng:

- Người đàn ông là trụ cột của gia đình. Trên thuyền phải có người đàn ông để chèo chống phong ba.

- Cùng chồng làm ăn để nuôi những đứa con

- Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái sống vui vẻ, hòa thuận.

Câu 29: Tại sao người chồng lại đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?

A. Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy

B. Vì người chồng sợ các con can thiệp

C. Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh

D. Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ

Đáp án: C

Câu 30: Vì sao người đàn bà lại thường xuyên bị chồng đánh đập?

A. Vì người chồng bản tính độc ác, tàn bạo

B. Vì quá nghèo khổ nên người chồng trút giận vào người vợ

C. Vì ngưởi chồng say rượu

D. Vì người đàn bà không nghe lời chồng

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

- Ban đầu, người chồng là một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành, không đánh vợ bao giờ. Do quá nghèo khổ, đông con nên người đàn ông trút giận lên người vợ của mình.

 Người chồng vừa là nạn nhân của sự đói nghèo, vừa là thủ phạm gây nên bao khổ đau cho chính người thân của mình.

Câu 31: Thái độ của người nghệ sĩ Phùng khi chứng kiến bức tranh cuộc sống thô bạo, đầy nghịch lí?

A. Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào

B. Trong mấy phút đầu, kinh ngạc đến mức đứng há hốc mồm ra nhìn.

C. Tưởng chính mình vừa khám phá cái chân lí của sự toàn thiện.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

Thái độ: Phùng “kinh ngạc tới mức, trong mấy phút đầu tôi cứ đứng há hốc mồm ra nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.

Câu 32: Từ câu chuyện về bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh đó, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?

A. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận nghệ thuật

B. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận con người

C. Bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người

D. Bài học đúng đắn về bạo lực gia đình

Đáp án: C

GIẢI THÍCH:

Từ câu chuyện về bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh đó, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

Câu 33: Những chi tiết sau miêu tả về nhân vật nào trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?

“Trạc ngoài bốn mươi, cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ”

A. Người đàn bà hàng chài

B. Người chồng

C. Phùng

D. Chánh án Đẩu

Đáp án: A

GIẢI THÍCH:

Ngoại hình người đàn bà hàng chài: Người đàn bà chạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ mặt rỗ.

Câu 34: Phát hiện thứ nhất của nhân vật Phùng là:

A. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho

B. Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn

C. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

D. Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật

Đáp án: A

Câu 35: Cảnh đẹp lúc bình minh trên biển được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?

A. Một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ.

B. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

C. Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích.

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Cảnh đẹp lúc bình minh trên biển được tác giả miêu tả qua những chi tiết:

- Một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ

- Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

- Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích.

Câu 36: Trước “Cảnh đắt trời cho”, người nghệ sĩ Phùng đã có những cảm nhận như thế nào?

A. Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào. Phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức

B. Tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

C. Kinh ngạc đến mức há hốc mồm ra nhìn

D. Đáp án A và B

Đáp án: D

GIẢI THÍCH:

Cảm nhận của người nghệ sĩ Phùng khi đứng trước “cảnh đắt trời cho”:

- Bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào. Phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.

-Tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

 Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp. Phùng là một người nghệ sĩ rất tinh tế, nhạy bén, có khả năng rung động trước cái đẹp.

Câu 37: Phát hiện thứ hai của nhân vật Phùng là:

A. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – cảnh đắt trời cho

B. Bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn đầy nghịch lí

C. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

D. Phát hiện tích cách thật sau vẻ bề ngoài của các nhân vật

Đáp án: B

GIẢI THÍCH:

- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ Phùng đó chính là phát hiện bức tranh cuộc sống thô bạo, tàn nhẫn, đầy nghịch lí.

- Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhận thấy: Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền. Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyển rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 12 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học