Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

I. Khái niệm tốc độ phản ứng

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Các phản ứng đốt cháy (cồn, than, củi, giấy …) xảy ra ngay lập tức, kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng. Cồn, than, củi, giấy … biến đổi nhanh thành khí carbon dioxide và hơi nước.

Dây thép, cửa sắt … để ngoài không khí sau một thời gian có thể xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp.

Ta nói rằng: Các phản ứng đốt cháy xảy ra với tốc độ rất nhanh, phản ứng của sắt với oxygen trong không khí ẩm xảy ra với tốc độ chậm hơn.

Vậy: Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học.

Trong một phản ứng, để xác định tốc độ của phản ứng, ta có thể đo sự thay đổi của thể tích chất khí, khối lượng chất rắn hoặc nồng độ chất tan trong một khoảng thời gian.

II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

- Tốc độ của phản ứng hoá học phụ thuộc vào các yếu tố như: nhiệt độ, nồng độ, diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất tham gia phản ứng, chất xúc tác…

+ Khi tăng nồng độ, nhiệt độ hoặc diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng, tốc độ của phản ứng tăng lên.

+ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị biến đổi về khối lượng, tính chất hoá học sau phản ứng.

- Với các phản ứng có sản phẩm tạo thành là chất khí hoặc chất kết tủa, để so sánh tốc độ của phản ứng có thể dựa vào việc quan sát tốc độ thoát khí hoặc tốc độ xuất hiện kết tủa.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Ví dụ:

+ Để nung đá vôi thành vôi sống được nhanh hơn, cần đập nhỏ đá vôi;

+ Trong công nghiệp, các quá trình sản xuất hoá chất thường dùng chất xúc tác để đẩy nhanh tốc độ phản ứng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác