Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 35: Hệ bài tiết ở người sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ BÀI TIẾT

1. Chức năng của hệ bài tiết

- Chức năng của hệ bài tiết: Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể.

- Các cơ quan bài tiết chủ yếu: phổi (thải khí carbon dioxide, hơi nước), da (thải mồ hôi) và thận (lọc máu thải nước tiểu). Trong đó, thận thải tới 90% sản phẩm bài tiết nên có vai trò rất quan trọng.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

2. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

- Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: Hệ bài tiết nước tiểu của người gồm hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Trong đó, cơ quan quan trọng nhất là thận.

Cơ quan

trong hệ bài tiết

Chức năng

Hai quả thận

Có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu.

Ống dẫn nước tiểu

Có vai trò dẫn nước tiểu từ thận đến bóng đái.

Bóng đái

Có vai trò tích trữ nước tiểu.

Ống đái

Có vai trò đưa nước tiểu từ bóng đái ra ngoài cơ thể.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

- Cấu tạo của thận:

+ Các bộ phận chủ yếu của thận gồm: bể thận, phần vỏ, phần tủy, cầu thận, ống góp, động mạch đến, động mạch đi.

+ Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị chức năng được cấu tạo từ ống thận và cầu thận. Cầu thận là một búi mao mạch dày đặc, bám sát vào mao mạch là màng lọc có các lỗ nhỏ đường kính từ 30 Å đến 40 Å. Bao ngoài cầu thận là một túi gọi là nang cầu thận.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

II. MỘT SỐ BỆNH VỀ HỆ BÀI TIẾT

1. Bệnh sỏi thận

- Nguyên nhân: Khi calcium oxalate, muối phosphate, muối urate,… tích tụ trong thận với nồng độ cao, gặp điều kiện pH thích hợp sẽ tạo thành sỏi, gây bệnh sỏi thận.

- Triệu chứng: Đau lưng và hai bên hông, tiểu són, tiểu dắt hoặc có lẫn máu trong nước tiểu,…

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

- Biện pháp phòng chống: Cần uống đủ nước; không nhịn tiểu; có chế độ ăn hợp lí, hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối; vận động thể lực phù hợp,…

2. Bệnh viêm cầu thận

- Nguyên nhân: Do liên cầu khuẩn gây nên.

- Triệu chứng: Phù nề, tăng huyết áp, thiếu máu, tiểu ít, có lẫn máu trong nước tiểu, có thể sốt nhẹ,…

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

- Biện pháp phòng chống: Cần tránh nhiễm khuẩn đường mũi, họng và ngoài da; điều trị các ổ viêm amidan, sâu răng,...; tập thể dục thường xuyên; uống đủ nước, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và nhiều muối, kiểm soát protein dung nạp vào cơ thể; khám sức khỏe định kì;…

3. Bệnh suy thận

- Nguyên nhân: Do bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mất máu hay các bệnh về thận khác; sử dụng thuốc không đúng cách, suy gan, bệnh tim,…;….

- Triệu chứng: Tức ngực, suy nhược cơ thể, da bị phát ban và ngứa ngáy, khó thở, cơ thể phù nề, mệt mỏi kéo dài, nôn hôn mê, ngứa toàn thân dai dẳng,…

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

- Biện pháp phòng chống: Cần thực hiện biện pháp phòng tránh các bệnh lí khác về thận; duy trì huyết áp ổn định; kiểm soát cân nặng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế ăn quá mặn; bổ sung đủ nước; bỏ thuốc lá và hạn chế uống bia rượu; không lạm dụng thuốc không kê đơn; tập thể dục thường xuyên; bảo vệ cơ thể tránh mất máu;…

III. MỘT SỐ THÀNH TỰU GHÉP THẬN, CHẠY THẬN NHÂN TẠO

Khi bệnh nhân mắc các bệnh lí về thận mà cả hai quả thận không còn khả năng thực hiện chức năng và không có khả năng hồi phục hoặc thận bị suy giảm chức năng thì bệnh nhân chỉ có thể sống được nhờ ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.

1. Ghép thận

- Ghép thận là ghép vào cơ thể người bệnh quả thận hoạt động bình thường để thay thế cho thận suy giảm hoặc không còn chức năng.

- Vị trí thuận lợi để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (hoặc bên trái). Người ta chỉ cắt bỏ một hoặc hai thận bệnh lí trong một số trường hợp đặc biệt.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

- Ghép thận là một phương pháp điều trị tốt cho người bị suy thận mạn tính, giúp người bệnh có được một cuộc sống bình thường. Một người có thể ghép thận nhiều lần nếu thận ghép bị hỏng hoặc bị đào thải. Tuổi thọ của quả thận ghép có thể kéo dài được 30 – 40 năm nếu chăm sóc đúng cách, nếu không thì quả thận ghép chỉ tồn tại được vài năm, thậm chí ít hơn.

2. Chạy thận nhân tạo

- Chạy thận nhân tạo là phương pháp sử dụng máy chạy thận để lọc máu giúp thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận bị suy giảm không thể thực hiện được nhiệm vụ này.

- Sơ đồ chạy thận nhân tạo: Trong quá trình chạy thận nhân tạo, máy bơm sẽ từ từ rút máu chưa lọc của bệnh nhân ra ngoàing. Tại hệ thống màng lọc, máu được xử lí để loại bỏ chất thải, chất độc, chất dư thừa. Sau đó, máu đã được lọc sạch được đưa trở lại tĩnh mạch cánh tay vào cơ thể của người bệnh.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

- Chạy thận nhân tạo là giải pháp tình thế cho những bệnh nhân không đáp ứng được chi phí ghép thận hoặc chưa tìm được nguồn cho thận thích hợp.

IV. DỰ ÁN, BÀI TẬP: ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH VỀ THẬN TRONG TRƯỜNG HỌC HOẶC ĐỊA PHƯƠNG

1. Mục tiêu

- Điều tra được các bệnh về thận trong trường học hoặc địa phương.

2. Cách tiến hành

- Bước 1: Lập kế hoạch và tiến hành điều tra trong trường học hoặc địa phương có những bệnh nào liên quan đến thận, số người mắc bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

- Bước 2: Thảo luận, đề xuất biện pháp phòng chống bệnh.

- Bước 3: Viết báo cáo theo mẫu Bảng 35.2.

3. Kết quả

- Ghi kết quả điều tra một số bệnh về thận theo mẫu Bảng 35.2.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người

Trả lời câu hỏi sau: Kể tên một số loại thực phẩm phù hợp với người bị bệnh sỏi thận, suy thận và viêm cầu thận.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: