Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

I. Áp lực

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Ví dụ: Học sinh đứng trên sân trường, ô tô đỗ trên bãi đỗ xe, ….

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

II. Áp suất

1. Thí nghiệm

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Các yếu tố ảnh hưởng tới độ lún là:

+ Độ lớn của áp lực lên diện tích bị ép.

+ Diện tích bề mặt bị ép.

2. Công thức tính áp suất

Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên một diện tích bề mặt.

Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

P=FS

Trong đó:

+ p là áp suất (N/m2; Pa ) 1 Pa (đọc là paxcan) = 1 N/m2.

+ F là áp lực (N) tác dụng lên mặt bị ép.

+ S là diện tích bị ép (m2).

- Ngoài ra người ta còn dùng một số đơn vị khác của áp suất như:

+ Atmôtphe (atm): 1 atm = 1,013.105 Pa.

+ Milimét thủy ngân (mmHg): 1 mmHg = 133,3 Pa.

+ Bar: 1 Bar = 105 Pa.

3. Công dụng của việc làm tăng, giảm áp suất

Việc làm tăng, giảm áp suất có công dụng lớn trong đời sống con người. Dựa vào cách làm tăng, giảm áp suất người ta có thể chế tạo những dụng cụ, máy móc phục vụ cho mục đích sử dụng.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay khác: