Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

I. Áp suất chất lỏng

1. Tác dụng của áp suất chất lỏng lên vật đặt trong nó.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.

2. Sự truyền áp suất chất lỏng

Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

II. Áp suất khí quyển

1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

a. Khí quyển và áp suất khí quyển

Bao bọc quanh Trái Đất là một lớp không khí dày tới hàng nghìn kilômét, gọi là khí quyển.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất gọi là áp suất khí quyển. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.

b. Thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

2. Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất khí quyển

a. Sự tạo thành tiếng động trong tai khi thay đổi áp suất đột ngột

Khi thay đổi áp suất đột ngột, ta thấy có tiếng động trong tai như khi ngồi trên máy bay lúc hạ cánh hoặc cất cánh, khi leo núi cao, …

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Vì vòi tai thường không phản ứng kịp làm mất cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ, khiến màng nhĩ đột ngột bị đẩy về phía có áp suất nhỏ hơn, gây nên tiếng động trong tai hoặc triệu chứng ù tai. Cử động nuốt, hoặc ngáp sẽ khiến vòi tai mở rộng ra và không khí đi vào tai giữa nhiều hơn, giúp cân bằng lại áp suất, tránh gây ra tiếng động trong tai hoặc bị ù tai.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

b. Một số ứng dụng về áp suất không khí trong đời sống

Trong đời sống và kĩ thuật có rất nhiều dụng cụ và máy móc được chế tạo nhờ ứng dụng áp suất không khí.

- Giác mút treo tường: Khi ấn phễu của giác mút sát vào mặt kính hoặc tường phẳng, do tính đàn hồi của giác mút mà khi thả tay ra, khoảng không gian bên trong giác mút tăng thể tích, làm cho áp suất không khí còn lại bên trong giác mút giảm, nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài, giúp giác mút bám chắc vào kính hoặc tường.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

- Bình xịt nước: Khi tác dụng lực lên tay bơm, pit – tông của bơm sẽ hút không khí từ bên ngoài vào bình và nén lại, do đó áp suất không khí trong bình tăng lên, làm tăng áp lực đối với nước trong bình. Khi van được mở, nước trong bình sẽ bị đẩy ra ngoài thông qua đường ống nước nối với vòi phun. Để duy trì được áp suất trong bình ta cần phải bơm liên tục.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

- Tàu đệm khí: Sử dụng khí nén áp suất cao để nâng tàu khỏi mặt đất hay mặt nước.

Lý thuyết KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác