Bài tập có chất dư trong phản ứng và cách giải
Với bài viết Bài tập có chất dư trong phản ứng và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 8.
A. Lý thuyết & phương pháp giải
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đổi dữ kiện đề bài cho về số mol
- Bước 2: Viết phương trình hóa học và cân bằng: aA + bB → cC + dD
- Bước 3: Lập tỉ lệ tìm chất dư bằng cách so sánh tỉ lệ và (nA, nB lần lượt là số mol của A và B)
+ = suy ra A, B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)
+ > suy ra sau phản ứng A còn dư, B phản ứng hết
+ < suy ra sau phản ứng A phản ứng hết và B còn dư
- Bước 4: Tính số mol các chất đề bài yêu cầu theo chất phản ứng hết rồi suy ra khối lượng, thể tích theo yêu cầu đề bài.
Chú ý: Nếu đề bài cho dữ kiện tính được cả số mol chất tham gia phản ứng và sản phẩm thì tính toán số mol chất phản ứng, theo số mol chất sản phẩm.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Đốt cháy 3,2 gam S trong 6,4 g khí oxi tạo thành sunfurơ (SO2). Tính khối lượng SO2 sau phản ứng.
Hướng dẫn giải
Ta có nS = 3,2 : 32 = 0,1 mol, = 6,4 : 32 = 0,2 mol
Phương trình hóa học S + O2 SO2
Xét tỉ lệ = 0,1 < = 0,2
Suy ra sau phản ứng S hết, O2 dư, nên số mol SO2 tính theo số mol của S
S + O2 SO2
0,1 → 0,1 (mol)
Vậy khối lượng của SO2 là 0,1.64 = 6,4 g.
Ví dụ 2: Cho 16,2 g ZnO tác dụng với 0,6 mol dung dịch HCl, thu được ZnCl2 và nước. Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành sau phản ứng.
Hướng dẫn giải
Có số mol của ZnO là: nZnO = = 0,2 mol, nHCl = 0,6 mol
Phương trình phản ứng: ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Xét tỉ lệ: = 0,2 < = 0,3
Sau phản ứng ZnO hết, HCl dư nên số mol tính theo số mol của ZnO
Vậy khối lượng của ZnCl2 là 0,2.136 = 27,2 g
Ví dụ 3: Cho phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Biết rằng khi cho 5,6 g Fe tác dụng với 32 g CuSO4 thì thu được FeSO4 và m (g) Cu. Tính m.
Hướng dẫn giải
Ta có nFe = 5,6 : 56 = 0,1 mol, = 32 : 160 = 0,2 mol
Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Có tỉ lệ = 0,1 < = 0,2
Sau phản ứng Fe hết, CuSO4 dư nên số mol của Cu tính theo số mol của Fe
Suy ra nCu = nFe = 0,1 mol
Vậy khối lượng của Cu là: m = 0,1.64 = 6,4 g.
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho 0,65 g Zn tác dụng với 9,8 g H2SO4. Sau phản ứng thu được hỗn hợp X và khí H2. Tính thể tích khí H2 (đktc)
A. 0,112 lít
B. 0,448 lít
C. 0,336 lít
D. 0,224 lít
Đáp án: Chọn D
Có nZn = 0,01 mol, = 0,1 mol
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Xét tỉ lệ = 0,01 < = 0,1 mol
Sau phản ứng Zn hết, H2SO4 dư nên số mol khí H2 tính theo số mol Zn
Suy ra số mol H2 = 0,01 mol
Vậy thể tích khí H2 là 0,01.22,4 = 0,224 lít
Câu 2: Cho phương trình phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Hỏi sau phản ứng kết luận nào sau đây đúng biết khối lượng Mg là 2,4 g, khối lượng của HCl là 5,475 g.
A. Mg là chất dư
B. HCl là chất dư
C. Cả 2 chất cùng dư
D. Cả 2 chất cùng hết
Đáp án: Chọn A
Có số mol của Mg là 0,1 mol, số mol của HCl là 0,15 mol
Xét tỉ lệ = 0,1 > = 0,075
Sau phản ứng HCl hết, Mg dư.
Câu 3: Cho 3,2 g Cu tác dụng với 0,8 g O2 thu được khối lượng CuO là
A. 4,8 g
B. 1,6 g
C. 3,2 g
D. 4 g
Đáp án: Chọn D
Số mol Cu là 0,05 mol, số mol O2 là 0,025 mol
Phương trình phản ứng: 2Cu + O2 2CuO
Xét tỉ lệ = 0,025 = = 0,025
Sau phản ứng số mol của Cu và O2 bằng nhau nên phản ứng vừa đủ suy ra tính theo sô mol của Cu hay O2 đều được
Phương trình phản ứng: 2Cu + O2 2CuO
2 mol → 2 mol
0,05 mol → 0,05 mol
Vậy khối lượng của CuO là 0,05.80 = 4 g
Câu 4: Đốt cháy 9,3 g Photpho trong bình chứa 8,96 lít oxi (đktc). Hãy cho biết sau phản ứng chất nào phản ứng hết.
A. P
B. O2
C. Cả 2 chất đều phản ứng hết
D. Cả 2 chất đều dư
Đáp án: Chọn A
Có số mol của P là: 0,3 mol và số mol của O2 là 0,4 mol
Phương trình phản ứng 4P + 5O2 2P2O5
Tỉ lệ = 0,075 < = 0,08
Sau phản ứng P hết, O2 dư.
Câu 5: Cho 0,4 mol Al phản ứng với 63,9 g Cl2. Sau phản ứng thu được m gam AlCl3. Tính m
A. 4,50 g
B. 45,50 g
C. 40,05 g
D. 4,05 g
Đáp án: Chọn C
Có số mol của Cl2 là 0,9 mol
Phương trình phản ứng: 2Al + 3Cl2 2AlCl3
Xét tỉ lệ = 0,2 < = 0,3
Sau phản ứng Al hết, Cl2 dư nên số mol của AlCl3 tính theo số mol của Al
Suy ra số mol của AlCl3 là 0,4 mol
Vậy khối lượng của AlCl3 là m = 0,3.133,5 = 40,05 g.
Câu 6: Dẫn 6,72 lít khí H2 ở đktc qua ống nghiệm chứa 16 g Fe2O3 nung nóng. Kết thúc phản ứng thu được a gam kim loại Fe và b gam nước. Giá trị a và b lần lượt là
A. 11,2 g và 5,4 g
B. 10,2 g và 6 g
C. 11,2 g và 6 g
D. 10,2 g và 5,4 g
Đáp án: Chọn A
Ta có số mol của H2 là: 0,3 mol, số mol của Fe2O3 là 0,1 mol
Phương trình phản ứng: 3H2 + Fe2O3 2Fe + 3H2O
Ta có = 0,1 = = 0,1
Suy ra phản ứng vừa đủ.
Vậy khối lượng Fe thu được là a = 0,2.56 = 11,2 g
Khối lượng H2O thu được là b = 0,3.18 = 5,4 g
Câu 7: Cho 12,4 g Na2O tác dụng với 0,3 mol H2O, kết thúc phản ứng thu được NaOH. Hỏi chất nào dư và dư bao nhiêu gam?
A. Na2O dư, 3,6 g
B. H2O dư, 3,6 g
C. Na2O dư, 1,8 g
D. H2O dư, 1,8 g
Đáp án: Chọn D
Ta có = 0,2 mol, = 0,3 mol
Phương trình phản ứng: Na2O + H2O → 2NaOH
Ta có tỉ lệ = 0,2 < = 0,3
Sau phản ứng Na2O hết, H2O dư
Số mol H2O dư là 0,3 – 0,2 = 0,1 mol
Khối lượng H2O dư là 0,1.18 = 1,8 g.
Câu 8: Cho phương trình phản ứng sau:
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
Biết cho 20,8 g BaCl2 tác dụng với 0,2 mol Na2SO4 thu được x gam NaCl. Giá trị của x là
A. 14,7 g
B. 13,7 g
C. 12,7 g
D. 11,7 g
Đáp án: Chọn D
Số mol của BaCl2 là: 0,1 mol
Xét tỉ lệ = 0,1 < = 0,2
Sau phản ứng BaCl2 hết, Na2SO4 dư
Suy ra số mol của NaCl tính theo số mol của BaCl2
Vậy khối lượng của NaCl là: x = 0,2.58,5 = 11,7 g.
Câu 9: Đốt cháy 2,3 g Na trong bình chứa 2,24 lít khí O2 (đktc), cho phương trình phản ứng: 4Na + O2 → 2Na2O. Sau phản ứng chất dư là
A. Cả 2 chất đề dư
B. Na dư
C. O2 dư
D. Cả 2 đều hết
Đáp án: Chọn C
Có nNa = 0,1 mol, = 0,1 mol
Phương trình phản ứng: 4Na + O2 2Na2O
Tỉ lệ = 0,025 < = 0,1
Sau phản ứng Na hết, O2 dư.
Câu 10: Cho 2,8 g Fe phản ứng với 0,1 mol HCl theo phương trình:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Sau phản ứng thu được V (lít) khí H2 ở đktc. Giá trị của V là
A. 1,12 lít
B. 0,48 lít
C. 3,36 lít
D. 2,24 lít
Đáp án: Chọn A
Số mol Fe là: 2,8 : 56 = 0,05 mol
Xét tỉ lệ = 0,05 = = 0,05
Phản ứng vừa đủ, suy ra số mol của H2 = 0,05 mol
Vậy thể tích của H2 là: V = 0,05.22,4 = 1,12 lít.
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:
- Tính hiệu suất phản ứng và cách giải bài tập
- Bài tập lý thuyết về oxi, không khí, sự cháy và cách giải
- Phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi và cách giải
- Phân loại và gọi tên oxit và cách giải bài tập
- Xác định công thức oxit dựa vào phản ứng hóa học và cách giải bài tập
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều