Xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất
Bài viết Xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất.
- Cách giải bài tập Xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất
- Ví dụ minh họa Xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất
- Bài tập tự luyện Xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất
- Bài tập làm thêm Xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của hợp chất
1) Cách viết công thức hóa học của đơn chất
Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố.
- Với kim loại: kí hiệu hóa học của nguyên tố được coi là công thức hóa học.
Thí dụ: Công thức hóa học của các nguyên tố sắt, đồng … là Fe, Cu …
- Với phi kim:
+ Nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau (thường là 2), nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu.
Thí dụ: Công thức hóa học của khí oxi, khí hiđro … là O2, H2 …
+ Một số phi kim quy ước lấy kí hiệu làm công thức.
Thí dụ: Công thức hóa học của photpho, lưu huỳnh… là P, S …
2) Cách viết công thức hóa học của hợp chất
Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân. Công thức dạng chung:
AxBy hay AxByCz …
Trong đó:
A, B … là kí hiệu của nguyên tố;
x,y … là những số nguyên chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, gọi là chỉ số, nếu chỉ số bằng 1 thì không ghi.
Thí dụ: Biết trong phân tử nước có 2 H và 1O, công thức hóa học của nước là H2O.
3) Cách tính phân tử khối của một chất
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
Phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Thí dụ: Phân tử khối của khí oxi (O2) bằng: 2.16 = 32 amu.
Phân tử khối của muối ăn (NaCl) bằng: 23 + 35,5 = 58,5 amu.
Chú ý:
Theo công thức hóa học của một chất ta có thể biết được:
- Nguyên tố nào tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một chất.
- Nguyên tử khối hay phân tử khối của chất.
Ví dụ 1: Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) magnesium oxide, biết trong phân tử có 1 Mg và 1 O.
b) hydrogen sulfide, biết trong phân tử có 2 H và 1 S.
c) Canxi sunfat, biết trong phân tử có 1 Ca, 1 S và 4 O.
Lời giải:
Hướng dẫn giải:
a) Công thức hóa học của magnesium oxide: MgO.
Phân tử khối của MgO bằng: 24 + 16 = 40 (amu).
b) Công thức hóa học của hydrogen sulfide: H2S.
Phân tử khối của H2S bằng: 2.1 + 32 = 34 (amu).
c) Công thức hóa học của canxi sunfat: CaSO4.
Phân tử khối của CaSO4 bằng: 40 + 32 + 16.4 = 136 (amu).
Ví dụ 2: Cho công thức hóa học của các chất sau:
a) Khí nitơ N2;
b) Khí amonia NH3;
c) hydrochloric acid HCl.
d) Muối zinc sulfate ZnSO4.
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Lời giải:
a) Từ công thức hóa học của khí nitơ N2 biết được:
- Khí nitơ do nguyên tố nitơ tạo ra.
- Có 2 nguyên tử nitơ trong một phân tử.
- Phân tử khối bằng: 2.14 = 28 (amu).
b) Từ công thức hóa học của amonia NH3 biết được:
- amonia do hai nguyên tố N và H tạo ra.
- Có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H trong một phân tử.
- Phân tử khối bằng: 14 + 3.1 = 17 (amu).
c) Từ công thức hóa học của hydrochloric acid HCl biết được:
- hydrochloric acid do hai nguyên tố H và Cl tạo ra.
- Có 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl trong một phân tử.
- Phân tử khối bằng: 1 + 35,5 = 36,5 (amu).
d) Từ công thức hóa học của zinc sulfate ZnSO4 biết được:
- zinc sulfate do 3 nguyên tố Zn, S và O tạo ra.
- Có 1 nguyên tử kẽm, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử oxi trong một phân tử.
- Phân tử khối bằng: 65 + 32 + 16.4 = 161 (amu).
Ví dụ 3:
a) Các cách viết sau chỉ các ý gì? 2 Cu, 2 H2, 3 NaCl.
b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt các ý sau: năm nguyên tử sắt, ba phân tử muối ăn, bốn phân tử khí oxi.
Lời giải:
a) 2 Cu: hai nguyên tử đồng.
2 H2: hai phân tử hiđro.
3 NaCl: ba phân tử muối ăn (hay ba phân tử sodium chloride).
b) năm nguyên tử sắt: 5 Fe.
ba phân tử muối ăn: 3 NaCl.
bốn phân tử khí oxi: 4 O2.
Câu 1: Viết 5 N chỉ:
A. 5 đơn chất nitơ.
B. 5 phân tử nitơ.
C. 5 nguyên tử nitơ.
D. 5 hợp chất nitơ.
Lời giải:
Chọn C.
Viết 5 N chỉ năm nguyên tử nitơ.
Câu 2: Nguyên tử khối của oxi là
A. 32 amu.
B. 16 amu.
C. 32 gam.
D. 16 g.
Lời giải:
Chọn B.
Nguyên tử khối của oxi là 16 amu.
Câu 3: Phân tử khối của oxi là
A. 32g.
B. 32 amu.
C. 16g.
D. 16 amu.
Lời giải:
Chọn B.
Phân tử oxi có công thức hóa học là O2.
Phân tử khối của phân tử oxi bằng: 2.16 = 32 amu.
Câu 4: Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?
A. Hai loại nguyên tử.
B. Ba loại nguyên tử.
C. Một loại nguyên tử.
D. Bốn loại nguyên tử.
Lời giải:
Chọn A.
Do hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên.
Câu 5: khí methane có phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Phân tử khối của methane là
A. 12 amu.
B. 14 amu.
C. 16 amu.
D. 52 amu.
Lời giải:
Chọn C.
khí methane có công thức hóa học: CH4.
Phân tử khối bằng: 12 + 4.1 = 16 amu.
Câu 6: Trong 1 phân tử muối sắt clorua chứa 2 loại nguyên tử sắt và clo. Phân tử khối của muối sắt là 127 amu. Số nguyên tử sắt và clo trong muối này lần lượt là
A. 1 và 1.
B. 1 và 2.
C. 1 và 3.
D. 2 và 3.
Lời giải:
Chọn B.
Công thức hóa học của muối sắt có dạng: FeClx.
Phân tử khối của muối sắt là 127 amu nên: 56 + 35,5.x = 127.
Giải phương trình được x = 2.
Vậy muối là FeCl2; phân tử gồm 1 nguyên tử sắt và 2 nguyên tử clo.
Câu 7: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và có phân tử khối là 94 amu. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Mg.
B. Fe.
C. K.
D. Na.
Lời giải:
Chọn C.
Công thức hóa học của hợp chất có dạng: X2O.
Đặt nguyên tử khối của X là x (amu). Ta có:
2.x + 16 = 94.
Giải phương trình được x = 39 (amu). Vậy X là Kali (K).
Câu 8: Xét về thành phần của nước, nhận định nào sau đây đúng?
A. Nước gồm 2 đơn chất là hiđro và oxi.
B. Nước gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
C. Nước là hỗn hợp của hiđro và oxi.
D. Nước gồm 2 nguyên tử là hiđro và oxi.
Lời giải:
Chọn B.
Câu 9: Dung dịch muối ăn có số loại phân tử là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. Không có loại phân tử nào.
Lời giải:
Chọn C.
Có hai loại phân tử là: nước (H2O) và muối ăn (NaCl).
Câu 10: Nhìn vào công thức H3PO4 ta biết:
(1) phosphoric acid có 3 nguyên tố tạo nên là H, P và O.
(2) Có 3 nguyên tử H; 1 nguyên tử P và 4 nguyên tử O trong 1 phân tử axit.
(3) Phân tử khối bằng: 3 + 31 + 64 = 98 amu.
Nhận xét nào dưới đây đúng?
A. 1 đúng; 2 và 3 sai.
C. 1 và 3 đúng; 2sai.
B. 1 và 2 đúng ; 3 sai.
D. 1 , 2, 3 đều đúng.
Lời giải:
Chọn D.
Câu 1: Phân tử acetic acid gồm hai nguyên tử carbon, bốn nguyên tử hydrogen và hai nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của acetic acid là
A. 29 amu.
B. 45 amu.
C. 60 amu.
D. 8 amu.
Câu 2: Phân tử ethanol gồm hai nguyên tử carbon, sáu nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của ethanol là
A. 40 amu.
B. 46 amu.
C. 9 amu.
D. 29 amu.
Câu 3: Phân tử sulfur trioxide gồm một nguyên tử sulfur và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của sulfur trioxide là
A. 4 amu.
B. 80 amu.
C. 40 amu.
D. 34 amu.
Câu 4: Phân tử glycerol chứa ba nguyên tử carbon, tám nguyên tử hydrogen và ba nguyên tử oxygen. Khối lượng phân tử của glycerol là
A. 14 amu.
B. 29 amu.
C. 92 amu.
D. 42 amu.
Câu 5: Viết công thức hóa học và khối lượng của mỗi phân tử sau:
(1) Phân tử nitrogen gồm hai nguyên tử nitrogen;
(2) Phân tử carbon monoxide gồm một nguyên tử carbon và một nguyên tử oxygen;
(3) Phân tử ethene có hai nguyên tử carbon và bốn nguyên tử hydrogen.
Hãy nhận xét từ các kết quả thu được.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Cách giải bài tập xác định hóa trị của một nguyên tố (cực hay)
- Cách lập công thức hóa học của một chất theo hóa trị (cực hay)
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều