Top 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi KHTN 8 Cánh diều Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 8 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Khoa học tự nhiên 8.

Xem thử Đề GK1 KHTN 8 Xem thử Đề CK1 KHTN 8 Xem thử Đề GK2 KHTN 8 Xem thử Đề CK2 KHTN 8

Chỉ từ 80k mua trọn bộ đề thi KHTN 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Đề thi KHTN 8 Giữa kì 1 Cánh diều

Đề thi KHTN 8 Học kì 1 Cánh diều

Đề thi KHTN 8 Giữa kì 2 Cánh diều

Đề thi KHTN 8 Học kì 2 Cánh diều

Xem thêm Đề thi KHTN 8 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Khi tiến hành đo cường độ dòng điện một thiết bị điện thì mặt ampe kế (ammeter) hiển thị kết quả sau đây:

Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

Như vậy, cường độ dòng điện đo được có giá trị là

A. 1,8 A.

B. 0,8 A.

C. 1,8 mA.

D. 0,8 mA.

Câu 2: Để lấy một lượng nhỏ hoá chất dạng lỏng thường dùng

A. ống hút nhỏ giọt.

B. cốc có mỏ.

C. phễu.

D. thìa thuỷ tinh.

Câu 3: Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?

A. Đun nóng đường đến khi xuất hiện mùi khét thì dừng lại.

B. Uốn cong sợi dây sắt.

C. Đốt sợi dây đồng trên lửa đèn cồn.

D. Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ.

Câu 4: Phản ứng hóa học là

A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.

B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

C. sự trao đổi của hai hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.

D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.

Câu 5: Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây tăng lên trong quá trình phản ứng?

A. Chỉ có nước.

B. Oxygen và hydrogen.

C. Oxygen và nước.

D. Hydrogen và nước.

Câu 6: Khí CH4 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn không khí 0,55 lần.

B. Nhẹ hơn không khí 0,55 lần.

C. Nặng hơn không khí 1,8 lần.

D. Nhẹ hơn không khí 1,8 lần.

Câu 7: Khối lượng riêng của sắt là 7 800 kg/m3. Vậy 1 kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng

A. 12,8 cm3.

B. 128 cm3.

C. 1 280 cm3.

D. 12 800 cm3.

Câu 8: Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì

A. khối lượng của tảng đá nhỏ đi.

B. lực đẩy của nước.

C. khối lượng của nước thay đổi.

D. lực đẩy của tảng đá.

Câu 9: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng.

Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

A. Một cốc đựng đầy nước đang được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

B. Con người có thể hít không khí vào phổi.

C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.

D. Vật rơi từ trên cao xuống.

Câu 11: Não bộ là cơ quan thuộc

A. hệ nội tiết.

B. hệ tuần hoàn.

C. hệ tiêu hoá.

D. hệ thần kinh.

Câu 12: Hệ cơ quan nào có vai trò biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài?

A. Hệ hô hấp.

B. Hệ tiêu hóa.

C. Hệ bài tiết.

D. Hệ tuần hoàn.

Câu 13: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì

A. có thành phần chất hữu cơ nhiều hơn chất khoáng.

B. có thành phần chất khoáng nhiều hơn chất hữu cơ.

C. chưa có thành phần chất hữu cơ.

D. chưa có thành phần chất khoáng.

Câu 14: Khớp xương tạo kết nối giữa các xương như thế nào để xương có khả năng chịu tải cao khi vận động?

A. Kết nối linh hoạt giữa các xương.

B. Kết nối kiểu đòn bẩy giữa các xương.

C. Gắn kết chắc chắn giữa các xương.

D. Kết nối kiểu khớp bất động.

Câu 15: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ?

1. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn.

2. Ăn nhanh.

3. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị.

4. Ăn chậm, nhai kĩ.

 A. 1, 2, 3.

B. 1, 2, 4.

C. 1, 3, 4.

D. 1, 3, 4.

Câu 16: Bộ phận gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khí quản với phổi là

A. thanh quản.

B. phế nang.

C. màng phổi.

D. phế quản.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích.

Bài 2: (1 điểm) Nung nóng hỗn hợp gồm 20 g lưu huỳnh (sulfur) và 32 g sắt (iron) thu được 44 g FeS. Tính hiệu suất của phản ứng.

Bài 3: (2 điểm)

a) Em hãy sắp xếp áp lực của người lên mặt sàn trong các trường hợp dưới đây theo độ lớn tăng dần.

TH 1: Người đứng cả hai chân.

TH 2: Người đứng bằng một chân.

TH 3: Người đứng bằng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.

TH 4: Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.

b) Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g.

Hãy tính khối lượng riêng của gang?

c) Một vật nặng 3 kg đang nổi trên mặt nước. Lực đẩy Ác -si - mét tác dụng lên vật bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.

Bài 4: (2 điểm)

a) Trình bày sự tiêu hoá thức ăn diễn ra trong khoang miệng và dạ dày.

b) Tại sao khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Dụng cụ sau đây có tên gọi là gì?

Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

A. Ống nghiệm.

B. Ống hút nhỏ giọt.

C. Lọ đựng hóa chất.

D. Ống đong.

Câu 2: Thể tích của chất lỏng có trong ống đong sau đây là bao nhiêu mL?

Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

A. 25.

B. 24.

C. 26.

D. 23.

Câu 3: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có đặc điểm?

A. Giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường.

B. Chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm.

C. Chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường.

D. Các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường.

Câu 4: Cho sơ đồ phản ứng:

?CO + Fe2O3  2Fe + ?CO2

Cần điền hệ số nào sau đây để hoàn thành PTHH của phản ứng trên?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2Al +3H2SO4 → Al2(SO4)3 +3H2.

B. 2Fe + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2.

C. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.

D. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.

Câu 6: Có thể dùng chất nào sau đây để khử độ chua của đất?

A. Vôi tôi (Ca(OH)2).

B. Hydrochloric acid.

C. Muối ăn.

D. Cát.

Câu 7: Trong các lực sau đây, lực nào gây được áp lực?

A. Trọng lượng của một vật treo trên lò xo.

B. Lực của lò xo giữ vật nặng được treo vào nó.

C. Trọng lượng của xe lăn ép lên mặt đường.

D. Một nam châm hút chặt cái đinh sắt.

Câu 8: Đổ cùng một lượng nước vào ba bình A, B, C ở hình vẽ bên. Gọi pA, pB, pC lần lượt là áp suất của nước tác dụng lên đáy các bình A, B và C thì:

Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

A. pA=pB=pC.

B. pA<pB<pC.

C. pB<pA<pC.

D. pB>pA>pC.

Câu 9: Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng

A. trọng lượng của vật.

B. khoảng cách từ giá của lực đến trục quay.

C. độ lớn lực tác dụng vào vật.

D. moment lực.

Câu 10: Để thay đổi hướng tác dụng của lực người ta dùng

A. đòn bẩy.

B. nhiệt kế.

C. cân đồng hồ.

D. thước kẻ.

Câu 11: Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại?

A. Hệ tiêu hóa.

B. Hệ bài tiết.

C. Hệ hô hấp.

D. Hệ tuần hoàn.

Câu 12: Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là

A. co và dãn.

B. gấp và duỗi.

C. phồng và xẹp.

D. kéo và đẩy.

Câu 13: Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa?

A. Thực quản.

B. Dạ dày.

C. Tuyến ruột.

D. Tá tràng.

Câu 14: Máu bao gồm

A. hồng cầu và tiểu cầu.

B. huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

C. bạch cầu và hồng cầu.

D. hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Câu 15: Chức năng của hầu đối với hệ hô hấp là

A. cho phép không khí đi từ đường dẫn khí vào máu.

B. cho phép không khí từ mũi đi vào thanh quản.

C. cho phép không khí đi từ mũi xuống miệng.

D. làm sạch không khí.

Câu 16: Cho những thành phần sau:

(1) Máu.

(2) Nước tiểu.

(3) Dịch mô.

(4) Dịch bạch huyết.

(5) Dịch tiêu hóa.

Những thành phần thuộc môi trường trong cơ thể là

A. (1), (2), (4).

B. (1), (4), (5).

C. (2), (3), (5).

D. (1), (3), (4).

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm)

a. Phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng.

b. Bơm đầy một loại khí vào quả bóng, thấy quả bóng bị đẩy bay lên. Hỏi trong quả bóng có thể chứa những loại khí nào sau đây?

Acetylene (C2H2); oxygen (O2); hydrogen (H2);

Hãy giải thích.

Bài 2: (1 điểm)

a. Nêu khái niệm acid.

b. Cho 2,9748 L khí CO2 (ở 25 °C, 1 bar) tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được muối BaCO3 và H2O. Khối lượng muối BaCO3 kết tủa thu được sau phản ứng là bao nhiêu gam?

Bài 3:

a. (0,5 điểm) Thế nào là moment lực?

b. (0,5 điểm) Một người vác một túi nặng trên vai theo hai cách như hình. Theo em trường hợp nào người này dùng ít sức hơn? Giải thích.

Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án (3 đề + ma trận)

c. (1 điểm) Một bình tràn chỉ có thể chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3. Khối lượng vật đo được là 0,140 kg. Tính khối lượng riêng của vật.

Bài 4: (2 điểm)

a. (1 điểm) Phân biệt tật cận thị và viễn thị.

b. (0,5 điểm) Giải thích vì sao ghép thận là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao cho người bị suy thận giai đoạn cuối?

c. (0,5 điểm) Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi từ màu tím sang màu đỏ?

A. HNO3.

B. NaOH.

C. Ca(OH)2.

D. NaCl.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.               

B. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.

C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.                         

D. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

Câu 3: Calcium hydroxide được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Công thức hoá học của calcium hydroxide là

A. CaO.                          

B. Ca(OH)2.                   

C. CaSO4.

D. CaCO3.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. Potassium hydroxide.                                  

B. Acetic acid.

C. Nước.                                                          

D. Sodium chloride.

Câu 5: Ampe kế là dụng cụ dùng để đo

A. lượng electron chạy qua đoạn mạch.

B. nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu.

C. cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

D. độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch.

Câu 6: Tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng trong thiết bị nào sau đây?

A. Nồi cơm điện.

B. Tivi.

C. Quạt máy.

D. Đèn ống.

Câu 7: Tìm phát biểu sai.

Tác dụng của sơ đồ mạch điện là

A. Mô tả đơn giản các mạch điện.

B. Dựa vào sơ đồ để lắp một mạch điện đúng như yêu cầu.

C. Cho biết công dụng của các bộ phận trong mạch điện.

D. Giúp ta dễ dàng kiểm tra, sửa chữa mạch điện khi có sự cố.

Câu 8: Đơn vị của cường độ dòng điện, hiệu điện thế lần lượt là

A. ampe (A), jun (J).

B. ampe (A), vôn (V).

C. ampe (A), oát (W).

D. vôn (V), ampe (A).

Câu 9: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?

A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.

C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.

D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể.

Câu 10: Những tuyến nội tiết nào dưới đây có chức năng điều hoà sự sinh trưởng của cơ thể?

A. Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến sinh dục.        

B. Tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục.

C. Tuyến tuỵ, tuyến cận giáp, tuyến ức.            

D. Tuyến sinh dục, tuyến ức, tuyến giáp.

Câu 11: Lớp dưới cùng của da được gọi là

A. lớp bì.                        

B. lớp biểu bì.                

C. lớp mỡ.         

D. lớp dưới niêm mạc.

Câu 12: Âm đạo có chức năng nào dưới đây?

A. Là nơi diễn ra sự thụ tinh.

B. Sản xuất hormone sinh dục nữ.                     

C. Tiết chất nhờn mang tính acid giúp giảm ma sát và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.

D. Đón trứng chín khi trứng rụng.

Câu 13: Thực vật sống ở sa mạc thường có thân mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai, rễ đâm sâu hoặc lan rộng. Nhân tố sinh thái nào không ảnh hưởng tới hình thái, cấu tạo của thực vật trong trường hợp này?

A. Nước và độ ẩm.

B. Nồng độ O2.

C. Nhiệt độ.

D. Ánh sáng.

Câu 14: Giới hạn sinh thái là

A. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái nhất định.

B.  Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất. 

D. Giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà thấp hơn hoặc cao hơn giá trị đó sinh vật sẽ chết.

Câu 15: Quần thể sinh vật sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi nào dưới đây?

A. Nhóm đang sinh sản. 

B. Nhóm sau sinh sản. 

C. Nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.

D. Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.

Câu 16: Quần xã nào đưới dây có độ đa dạng cao nhất?

A. Rừng nhiệt đới.                                             

B. Rừng ôn đới lá kim.

C. Sa mạc.                                                         

D. Đồng rêu đới lạnh.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Em hãy nêu khái niệm base?

b. (1 điểm) Hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Bài 2. (1,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Hãy đổi ra đơn vị mA các giá trị sau: 12 A; 0,2 A.

b. (1 điểm) Em hãy nêu ba vật liệu thường dùng làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng làm vật cách điện.

Bài 3.

a. (1 điểm) Trình bày nguyên nhân và hậu quả của bệnh mụn trứng cá.

b. (1 điểm) Hãy giải thích tại sao các bác sĩ da liễu thường đưa ra những lời khuyên như: không nên trang điểm thường xuyên, lạm dụng kem phấn, để lớp trang điểm trên da quá lâu; nên vệ sinh da đúng cách.

Bài 4. (1 điểm) Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải?

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: phút

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của phương án em cho là đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Oxide acid có đặc điểm là

A. tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

B. tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

C. không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.

D. chỉ tác dụng được với muối.

Câu 2: Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

A. CO2.

B.  K2O.

C. Al2O3.

D. CO.

Câu 3: Công thức hoá học của muối có tên gọi calcium carbonate là

A. CaC2.

B. CaCO3.

C. CaSO4.

D. Ca(HCO3)2.

Câu 4: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

B. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác.

C. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác.

D. nguyên tố potassium và một số nguyên tố khác.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. Thanh sắt.

B. Thanh thép.

C. Thanh nhựa.

D. Thanh gỗ.

Câu 6: Rơ le có tác dụng nào sau đây?

A. Thay đổi dòng điện.

B. Đóng, ngắt mạch điện.

C. Cảnh báo sự cố.

D. Cung cấp điện.

Câu 7: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học.

B. Tác dụng sinh lí.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học.

Câu 8: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

A. V

B. A

C. U

D. I

Câu 9: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?

A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.

B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.

C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.

D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể.

Câu 10: Cơ quan nào trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai?

A. Ống dẫn trứng.

B. Buồng trứng.

C. Tử cung.

D. Âm đạo.

Câu 11: Trong hệ sinh dục nữ, khi tế bào trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ

A. bị bong ra.

B. hình thành một tế bào trứng mới.

C. tiếp tục dày lên.

D. không bị ảnh hưởng.

Câu 12: Kích thước quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

B. khối lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

C. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. 

D. năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Câu 13: Quần xã nào đưới dây có độ đa dạng cao nhất?

A. Rừng nhiệt đới.

B. Rừng ôn đới lá kim.

C. Sa mạc.

D. Đồng rêu đới lạnh.

Câu 14: Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm

A. quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã sinh vật.

B. các quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.

C. các nhóm sinh vật và môi trường sống của chúng.

D. các nhóm thực vật, động vật và môi trường sống.

Câu 15:

Câu 16: Khu sinh học là

A. một hệ sinh thái của một vùng địa lí trên Trái Đất.

B. một hệ sinh thái với môi trường vô sinh đặc trưng.

C. tập hợp nhiều hệ sinh thái tại một khu vực địa lí xác định.

D. hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (0,5 điểm) Cho 35 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở điều kiện chuẩn?

Bài 2: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Nội năng là gì? Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử chuyển động như thế nào?

b. (1 điểm) Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt? Giải thích.

TH1: Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

TH2: Bật điều hòa không khí, sau một thời gian ta thấy phòng mát lên.

TH3: Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta để ngón tay vào nước 1 lúc thì ngón tay sẽ ấm lên.

TH4: Đặt ấm nước lên bếp lửa, sau 1 thời gian ta thấy nước sôi.

TH5: Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta cầm ở đầu kia của chiếc thìa đó, sau một thời gian có cảm giác nóng lên.

c. (0,5 điểm) Khi đi xe đạp trời nắng có nên bơm căng lốp xe không? Vì sao?

Bài 3: (1 điểm) Vì sao ở người thường có phản ứng run người và nổi da gà khi gặp lạnh?

Bài 4: (2,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Mô tả quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái.

b. (1 điểm) Xác định ý nghĩa đối với môi trường của mỗi hoạt động sau:

(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường.

(2) Thu gom và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình.

(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại cây trồng.

(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy.

c. (1 điểm) Ở một địa phương, người ta có ý định nhập nội ba loài cá (A, B, C) về nuôi. Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 15 oC đến 30 oC. Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhân tố nhiệt độ của mỗi loài cá trong hình dưới đây, hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi tại đây và giải thích.

3 Đề thi Học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Tham khảo đề thi KHTN 8 bộ sách khác có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học