7 Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Với bộ 7 đề thi Khoa học tự nhiên 8 Giữa kì 1 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Khoa học tự nhiên 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Khi tiến hành đo cường độ dòng điện một thiết bị điện thì mặt ampe kế (ammeter) hiển thị kết quả sau đây:

7 Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Như vậy, cường độ dòng điện đo được có giá trị là

A. 1,8 A.

B. 0,8 A.

C. 1,8 mA.

D. 0,8 mA.

Câu 2: Để lấy một lượng nhỏ hoá chất dạng lỏng thường dùng

A. ống hút nhỏ giọt.

B. cốc có mỏ.

C. phễu.

D. thìa thuỷ tinh.

Câu 3: Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?

A. Đun nóng đường đến khi xuất hiện mùi khét thì dừng lại.

B. Uốn cong sợi dây sắt.

C. Đốt sợi dây đồng trên lửa đèn cồn.

D. Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ.

Câu 4: Phản ứng hóa học là

A. quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất.

B. quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

C. sự trao đổi của hai hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới.

D. là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất.

Câu 5: Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây tăng lên trong quá trình phản ứng?

A. Chỉ có nước.

B. Oxygen và hydrogen.

C. Oxygen và nước.

D. Hydrogen và nước.

Câu 6: Khí CH4 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn không khí 0,55 lần.

B. Nhẹ hơn không khí 0,55 lần.

C. Nặng hơn không khí 1,8 lần.

D. Nhẹ hơn không khí 1,8 lần.

Câu 7: Khối lượng riêng của sắt là 7 800 kg/m3. Vậy 1 kg sắt sẽ có thể tích vào khoảng

A. 12,8 cm3.

B. 128 cm3.

C. 1 280 cm3.

D. 12 800 cm3.

Câu 8: Khi nâng một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nâng nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì

A. khối lượng của tảng đá nhỏ đi.

B. lực đẩy của nước.

C. khối lượng của nước thay đổi.

D. lực đẩy của tảng đá.

Câu 9: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng.

Câu 10: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

A. Một cốc đựng đầy nước đang được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

B. Con người có thể hít không khí vào phổi.

C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.

D. Vật rơi từ trên cao xuống.

Câu 11: Não bộ là cơ quan thuộc

A. hệ nội tiết.

B. hệ tuần hoàn.

C. hệ tiêu hoá.

D. hệ thần kinh.

Câu 12: Hệ cơ quan nào có vai trò biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài?

A. Hệ hô hấp.

B. Hệ tiêu hóa.

C. Hệ bài tiết.

D. Hệ tuần hoàn.

Câu 13: Xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn vì

A. có thành phần chất hữu cơ nhiều hơn chất khoáng.

B. có thành phần chất khoáng nhiều hơn chất hữu cơ.

C. chưa có thành phần chất hữu cơ.

D. chưa có thành phần chất khoáng.

Câu 14: Khớp xương tạo kết nối giữa các xương như thế nào để xương có khả năng chịu tải cao khi vận động?

A. Kết nối linh hoạt giữa các xương.

B. Kết nối kiểu đòn bẩy giữa các xương.

C. Gắn kết chắc chắn giữa các xương.

D. Kết nối kiểu khớp bất động.

Câu 15: Biện pháp nào dưới đây giúp làm tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn ?

1. Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn.

2. Ăn nhanh.

3. Ăn đúng giờ, đúng bữa và hợp khẩu vị.

4. Ăn chậm, nhai kĩ.

 A. 1, 2, 3.

B. 1, 2, 4.

C. 1, 3, 4.

D. 1, 3, 4.

Câu 16: Bộ phận gồm hai ống, phân nhánh nhiều lần, nối khí quản với phổi là

A. thanh quản.

B. phế nang.

C. màng phổi.

D. phế quản.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích.

Bài 2: (1 điểm) Nung nóng hỗn hợp gồm 20 g lưu huỳnh (sulfur) và 32 g sắt (iron) thu được 44 g FeS. Tính hiệu suất của phản ứng.

Bài 3: (2 điểm)

a) Em hãy sắp xếp áp lực của người lên mặt sàn trong các trường hợp dưới đây theo độ lớn tăng dần.

TH 1: Người đứng cả hai chân.

TH 2: Người đứng bằng một chân.

TH 3: Người đứng bằng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.

TH 4: Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.

b) Một khối gang hình hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tương ứng là 2 cm, 3 cm, 5 cm và có khối lượng 210 g.

Hãy tính khối lượng riêng của gang?

c) Một vật nặng 3 kg đang nổi trên mặt nước. Lực đẩy Ác -si - mét tác dụng lên vật bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.

Bài 4: (2 điểm)

a) Trình bày sự tiêu hoá thức ăn diễn ra trong khoang miệng và dạ dày.

b) Tại sao khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?

Hướng dẫn giải

Phần I. Trắc nghiệm

1. D

2. A

3. B

4. B

5. A

6. B

7. B

8. B

9. A

10. D

11. D

12. B

13. A

14. B

15. D

16. D

Phần II. Tự luận

Bài 1:

Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng cần:

- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng (để đo được thể tích chất lỏng một cách chính xác).

- Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số (để đọc được giá trị thể tích chính xác).

Bài 2:

Ta có:

nFe3256=47mol; nS2032 = 0,625mol

Phương trình hoá học:

7 Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Vậy sau phản ứng S dư; số mol FeS lí thuyết tính theo số mol Fe.

ư

Theo phương trình hoá học: nFeS = nFe = 47 mol.

Hiệu suất phản ứng là: H = 4447.88.100% = 87,5%.

Bài 3:

a. Độ lớn áp lực được sắp xếp như sau: TH 1 = TH 2 = TH 4 < TH 3.

b. Thể tích của khối gang là: V = 2.3.5 = 30 cm3.

Khối lượng riêng của gang là: D = mV=21030 = 7 (g / cm3).

c. Vì vật đang nổi trên mặt nước nên lúc này lực đẩy Ác si mét và trọng lực của vật là bằng nhau.

Trọng lượng của vật là: 3 . 10 = 30 (N)

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là 30 N.

Bài 4:

a.

- Trong khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nhai nghiền và một phần tinh bột được tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase trong nước bọt.

- Trong dạ dày, thức ăn được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nghiền, đảo trộn và protein được tiêu hóa hóa học nhờ enzyme pepsin trong dịch vị.

b. Khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp vì:

- Khi giao mùa, sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm thường xảy ra đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp xâm nhập và gây bệnh dễ dàng.

- Đồng thời, thời tiết giao mùa, thời tiết ẩm lại là điều kiện thích hợp cho sự phát triển mạnh của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh lí đường hô hấp.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KHTN 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học