7 Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Với bộ 7 đề thi Khoa học tự nhiên 8 Giữa kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Khoa học tự nhiên 8 của các trường THCS trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 8.

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2023 - 2024

Môn: Khoa học tự nhiên lớp 8

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Cầu chì (fuse) được sử dụng để

A. đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.

B. nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy nổ.

C. chuyển đổi điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều.

D. đo cường độ dòng điện trong mạch điện.

Câu 2: Dụng cụ nào dùng để đựng trộn các hóa chất rắn với nhau hoặc nung các chất ở nhiệt độ cao?

A. Cốc.

B. Bình tam giác.

C. Ống nghiệm.

D. Bát sứ.

Câu 3: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, cách làm nào sau đây là sai?

A. Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.

B. Miệng ống nghiệm nghiêng về phía không có người.

C. Để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn.

D. Làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất.

Câu 4: Quá trình nào sau đây là sự biến đổi vật lí?

A. Cho vôi sống CaO vào nước được vôi tôi.

B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

C. Khí carbon dioxide làm đục nước vôi trong. 

D. Nung đá vôi thành vôi sống.

Câu 5: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Có chất kết tủa (chất không tan).

B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt).

C. Có sự thay đổi màu sắc.

D. Một trong số các dấu hiệu trên.

Câu 6: Cho các quá trình biến đổi hóa học sau:

(1) Đốt cháy củi, than đá, than cốc.

(2) Phân hủy đá vôi ở nhiệt độ cao (900 oC - 1000 oC) thành vôi sống.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. (1) là phản ứng tỏa nhiệt; (2) là phản ứng thu nhiệt.

B. (1) là phản ứng thu nhiệt; (2) là phản ứng tỏa nhiệt.

C. Cả (1) và (2) đều là phản ứng tỏa nhiệt.

D. Cả (1) và (2) đều là phản ứng thu nhiệt.

Câu 7: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó 2 lít dầu ăn sẽ có khối lượng khoảng

A. 1,6 kg.

B. 16 kg.

C. 160 kg.

D. 160 g.

Câu 8: Điền vào chỗ trống: "Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng ... của các chất".

A. khối lượng riêng.

B. trọng lượng riêng.

C. khối lượng.

D. thể tích.

Câu 9: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?

A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.

Câu 10: Theo nguyên lý Paxcan, áp suất tác dụng lên một chất lỏng chứa trong bình kín

A. giảm khi dịch chuyển trong chất lỏng.

B. được truyền nguyên vẹn trong chất lỏng theo mọi hướng.

C. tăng khi dịch chuyển trong chất lỏng.

D. tăng, giảm khi đi trong chất lỏng tùy thuộc vào tiết diện của bình chứa.

Câu 11: Thanh quản là một bộ phận của

A. hệ hô hấp.

B. hệ tiêu hóa.

C. hệ bài tiết.

D. hệ sinh dục.

Câu 12: Những hệ cơ quan nào dưới đây cùng có chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?

A. Hệ bài tiết, hệ sinh dục và hệ nội tiết.

B. Hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.

C. Hệ thần kinh và hệ nội tiết.

D. Hệ vận động và hệ thần kinh.

Câu 13: Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm

A. xương chân và hệ cơ.

B. bộ xương và cơ chân.

C. xương chi và hệ cơ.

D. bộ xương và hệ cơ.

Câu 14: Trong cử động gập cánh tay, các cơ ở hai bên cánh tay sẽ

A. co duỗi ngẫu nhiên.

B. cùng co.

C. co duỗi đối kháng.

D. cùng duỗi.

Câu 15: Quá trình tiêu hoá carbohydrate bắt đầu ở bộ phận nào?

A. Ruột non.

B. Thực quản.

C. Dạ dày.

D. Miệng.

Câu 16: Bệnh lao phổi dễ lây lan qua đường nào khi tiếp xúc gần với bệnh nhân?

A. Đường tiêu hóa.

B. Đường hô hấp.

C. Đường bài tiết.

D. Đường tuần hoàn.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Gọi tên các dụng cụ dưới đây:

7 Đề thi Giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

Bài 2: (1 điểm) Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế 50 ml dung dịch CuSO0,5M.

Bài 3: (2 điểm)

a. Áp suất là gì? Nêu công thức tính áp suất?

b. Một vật móc vào một lực kế. Khi treo vật ngoài không khí thì lực kế chỉ 2,2 N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,9 N. Độ lớn lực đẩy Archimesdes là bao nhiêu?

Bài 4: (2 điểm)

a. Chứng minh các cơ quan trong đường dẫn khí có đặc điểm cấu tạo giúp tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại.

b. Kết quả xét nghiệm nhóm máu của 4 người khi cho vào giọt máu của mỗi người một lượng vừa đủ kháng thể anti - A hoặc kháng thể anti - B được thể hiện trong bảng sau:

Anti

Người 1

Người 2

Người 3

Người 4

A

Không ngưng kết

Ngưng kết

Ngưng kết

Không ngưng kết

B

Ngưng kết

Ngưng kết

Không ngưng kết

Không ngưng kết

Xác định nhóm máu của mỗi người. Giải thích.

Hướng dẫn giải

Phần I. Trắc nghiệm

1. B

2. D

3. C

4. B

5. D

6. A

7. A

8. A

9. B

10. B

11. A

12. C

13. D

14. C

15. D

16. B

Phần II. Tự luận

Bài 1:

(1) đèn cồn;

(2) cốc thuỷ tinh có chia vạch;

(3) ống hút nhỏ giọt;

(4) đũa thuỷ tinh.

Bài 2:

Bước 1: Tính toán

- Đổi 50 ml = 0,05 lít;

- Số mol chất tan là: nCuSO4 = CM.V = 0,5.0,05 = 0,025 (mol).

- Khối lượng chất tan: mCuSO4 = n.M = 0,025.160 = 4 (gam).

Bước 2: Pha chế:

- Cân lấy 4 gam CuSO4 khan cho vào cốc thủy tinh dung tích 100 ml.

- Đổ dần dần nước vào cốc thuỷ tinh và khuấy nhẹ cho đủ 50 ml dung dịch.

- Thu được 50 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 0,5M.

Bài 3:

a. Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức p = FS Trong đó F là áp lực (N) trên diện tích bị ép S (m2).

b. Độ lớn lực đẩy Ac si mét tác dụng vào vật là 2,2 – 1,9 = 0,3 (N)

Bài 4:

a. Đặc điểm của các cơ quan trong đường dẫn khí giúp tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại: Lông mũi và chất nhầy giữ lại các hạt bụi lớn và nhỏ; tuyến amidan và tuyến V.A ở họng chứa nhiều tế bào lympho giúp tiêu diệt vi khuẩn trong không khí; nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp, ngăn không cho thức ăn lọt vào khi nuốt.

b. Người 1 – nhóm máu B; người 2 – nhóm máu AB, người 3 – nhóm máu A, người 4 – nhóm máu O.

Giải thích:

Người

Ngưng kết với kháng thể anti - A

Ngưng kết với kháng thể anti - B

Có kháng nguyên A

Có kháng nguyên B

Nhóm máu

Người 1

Không

Không

B

Người 2

AB

Người 3

Không

Không

A

Người 4

Không

Không

Không

Không

O

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KHTN 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Tham khảo đề thi Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm đề thi lớp 8 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học