Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 (có lời giải) | Đề thi hsg Khoa học tự nhiên 8

Với bộ đề thi gồm các đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 năm 2024 từ các trường, huyện trên cả nước có hướng dẫn chấm chi tiết.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Đề thi hsg KHTN 8 bản word trình bày đẹp mắt, chỉnh sửa dễ dàng:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi khảo sát học sinh giỏi

Năm học 2024 - 2025

Môn: Khoa học tự nhiên 8

Thời gian làm bài: 150 phút

(Đề số 1)

ĐỀ BÀI

A. PHẦN THI BẮT BUỘC: (18 điểm)

I. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

PHẦN 1: HOÁ HỌC (2 điểm)

Câu 1: Đâu không phải hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm

A. Sunfuric acid.

B. Hydrochloric acid.

C. Sulfur.

D. Nước cất

Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây làm giấy quỳ tím hóa đỏ?

A. NaCl.

B. Na2SO4.

C. NaOH.

D. HCl.

Câu 3. Ở 25 và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?

A. 31,587 l.

B. 35,187 l.

C. 38,175 l.

D. 37,185 l.

Câu 4: Công thức tính khối lượng mol?

A. mngmol.

B. m.n (g).

C. nmmolg.

D. m.n2(mol).

Câu 5 Ở điều kiện chuẩn, 1 mol khí bất kì chiếm thể tích bao nhiêu?

A. 24,97 l.

B. 27,94 l.

C. 24,79 l.

D. 27,49 l.

Câu 6. Hòa tan 40 g đường với nước được dung dịch đường 20%. Tính khối lượng dung dịch

đường thu được

A. 150 gam.

B. 170 gam.

C. 200 gam.

D. 250 gam.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp X gồm C và S cần dùng hết 9,6 gam khí O2. Khối lượng CO2 và SO2 sinh ra là

A. 10,8 gam.

B. 15,2 gam.

C. 15 gam.

D. 1,52 gam.

Câu 8. : Cho phản ứng: 2KClO3 (s) MnO2, t 2KCl (s) + 3O2 (g). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là

A. Kích thước các tinh thể potassiumchlorate (KClO3).

B. Áp suất.

C. Chất xúc tác.

D. Nhiệt độ.

PHẦN 2: VẬT LÝ (2 điểm)

Câu 9: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?

A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.

B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau.

C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao.

Câu 10: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì

A. việc hút mạnh đã làm bẹp hộp.

B. áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng.

C. áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp.

D .khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi.

Câu 11: Cơ thể người có khối lượng riêng 985 kg/m3. Người này dễ nổi hơn khi bơi ở đâu?

A. Ở biển.

B. Ở sông.

C. Ở hồ bơi.

D. Ở sông và hồ bơi.

Câu 12: Trường hợp nào sau đây chúng ta sử dụng đòn bẩy?

A. Trong xây dựng, người công nhân cần đưa các vật lên cao.

B. Khi treo hoặc tháo cờ.

C. Cắt một mảnh vải.

D. Kéo ô tô.

Câu 13.Trường hợp nào sau đây chúng ta sử dụng đòn bẩy?

A. Trong xây dựng, người công nhân cần đưa các vật lên cao.

B. Khi treo hoặc tháo cờ.

C. Cắt một mảnh vải.

D. Kéo ô tô.

Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Các vật nhiễm điện …thì đẩy nhau, …thì hút nhau

A. Khác loại, cùng loại.

B. Cùng loại, khác loại.

C. Như nhau, khác nhau.

D. Khác nhau, như nhau.

Câu 15: Chọn câu giải thích đúng. Ở xứ lạnh vào mùa đông, một người đi tất (vớ) trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy giải thích vì sao?

A. Vì khi đi trên thảm, có sự cọ sát với thảm nên nhiễm điện.

B. Do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 16: Chọn câu sai:

A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện.

B. Nguồn điện tạo ra dòng điện.

C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.

D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh.

PHẦN 3: SINH HỌC(2 điểm)

Câu 17. Thanh quản là một bộ phận của

A. Hệ hô hấp.

B. Hệ tiêu hóa.

C. Hệ bài tiết.

D. Hệ sinh dục.

Câu 18. Các cơ quan trong hệ hô hấp là

A. Phổi và thực quản.

B. Đường dẫn khí và thực quản.

C. Thực quản, đường dẫn khí và phổi.

D. Phổi và đường dẫn khí.

Câu 19. Hệ vận động bao gồm các bộ phận là

A. Xương và cơ.

B. Xương và mạch máu.

C. Tim, phổi và các cơ.

D. Tất cả A, B, C đều sai.

Câu 20: Thế nào là sự tiêu hoá thức ăn?

A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng.

B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột.

C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được.

D. Cả A, B và C.

Câu 21. Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?

A. Uống nước lọc.

B. Ăn kem.

C. Uống sinh tố bằng ống hút.

D. Ăn rau xanh.

Câu 22. Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là?

A. Tiêu chảy.

B. Trào ngược acid.

C. Bệnh sa dạ dày.

D. Bệnh viêm đại tràng.

Câu 23. Thân nhiệt ổn định là

A. Lượng nhiệt tỏa ra và thu về cân bằng với nhau.

B. Lượng nhiệt tỏa ra phù hợp với lượng nhiệt dư thừa của cơ thể.

C. Lượng nhiệt thu về vừa đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

D. Lượng nhiệt của cơ thể không bị mất mát.

Câu 24. Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng hơn cả trong quá trình điều hòa thân nhiệt?

A. Phổi.

B. Da.

C. Lưỡi.

D. Bàn chân.

II.TỰ LUẬN: (12 điểm)

PHẦN 1: HOÁ HỌC (4 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Lập phương trình hóa học có sơ đồ phản ứng sau:

a) Na + H2 NaOH + H2

b) Mg + HNO3 (loãng) Mg(NO3)2 + N2 + H2O

c) Fe2O3 + CO  Fe3O4 + CO2

d) Fe(OH)2 + O2  Fe2O3 + H2O

Câu 2. (1,0 điểm)

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất khí không màu đựng trong 4 lọ không nhãn gồm: Carbon dioxide, oxygen, hydrogen và nitrogen.

Câu 3. (2,0 điểm)

Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35,3%. Một nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.

a. Xác định số lượng mỗi loại hạt trong nguyên tử X, Y và cho biết tên của nguyên tố X, Y?

b. Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X, Y? Nguyên tử nguyên tố X, Y là kim loại hay phi kim?

PHẦN 2: VẬT LÝ (4 điểm)

Câu 1. Lúc 7h một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ cách anh ta 10 km. cả hai chuyển động đều với các vận tốc 12 km/h và 4 km/h. Tìm vị trí và thời gian người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ?

Câu 2. Hai quả cầu A, B có trọng lượng bằng nhau được làm bằng hai chất khác nhau được treo vào hai đầu của một đòn cứng có trọng lượng không đáng kể và có độ dài l = 84 cm. Lúc đầu đòn cân bằng. Sau đó, đem nhúng cả hai quả cầu ngập trong nước. Người ta thấy phải dịch chuyển điểm tựa đi 6cm về phía B để đòn trở lại thăng bằng. Tính trọng lượng riêng của quả cầu B nếu trọng lượng riêng của quả cầu A là dA = 30000 N/m3, của nước là, d0 = 10000 N/m3.

PHẦN 3: SINH HỌC (4 điểm)

Câu 1.(2 điểm)

Trình bày cách nhận biết, xử lí khi gặp người có dấu hiệu đột quỵ não.

Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 (có lời giải) | Đề thi hsg Khoa học tự nhiên 8

Hình. Mô tả bệnh đột quỵ não

Câu 2. (2 điểm)

Tại sao một chuỗi thức ăn trong tự nhiên thường không dài quá 4 – 5 mắt xích?

Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 (có lời giải) | Đề thi hsg Khoa học tự nhiên 8

Đề thi học sinh giỏi KHTN 8 (có lời giải) | Đề thi hsg Khoa học tự nhiên 8

Hình. Một số chuỗi thức ăn trong tự nhiên

B. PHẦN THI TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong các phần thi sau)

PHẦN 1: HOÁ HỌC (2 điểm)

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 15,3 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại có hóa trị II trong dung dịch HCl (dư) người ta thu được 7,437 lít khí (đkc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là bao nhiêu?

Câu 2: Nung nóng potassium nitrate KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành potassium nitrite KNO2 và O2. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4 gam O2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.

PHẦN 2: VẬT LÝ (2 điểm)

Câu 1. Hai gương phẳng M1, M2 đặt song song, mặt phản xạ quay vào nhau và cách nhau một khoảng AB = 6cm. Trên đoạn AB có đặt một điểm sáng S cách gương M một đoạn SA = 4cm xét một điểm O nằm trên đường thẳng đi qua S và vuông góc với AB một khoảng cách OS = 18cm.

a. Trình bày cách vẽ tia sáng xuất phát từ S đến O trong hai trường hợp:

- Đến gương M tại I rồi phản xạ đến O

- Phản xạ lần lượt trên gương M tại J, trên gương N tại K rồi truyền đến O.

b. Tính khoảng cách I, J, K đến AB.

Câu 2.Hãy xác định trọng lượng riêng của 1 chất lỏng với dụng cụ: một lực kế, một chậu nước và một vật nặng. Nêu các bước tiến hành và giải thích.

PHẦN 3: SINH HỌC (2 điểm)

Câu 1: Albumin là protein có nhiều nhất trong huyết tương, chiếm tới 60% tổng protein huyết tương.Một người có hàm lượng albumin huyết tương thấp, lượng albumin giảm do bị hỏng thận. Hãy cho biết ở bệnh nhân này bộ phận nào của thận đã bị hỏng. Vì sao?

Câu 2: Tại sao khi uống nhiều rượu, bia người ta thường đi tiểu nhiều và tăng cảm giác khát ?

Chú ý:

- Cách thức làm bài thi môn KHTN: Một thí sinh dự thi làm bài thi phần thi bắt buộc của 03 phân môn (đối với môn KHTN), trên các tờ giấy thi riêng biệt. Phần tự chọn, thí sinh chọn phân môn nào thì làm trên tờ giấy thi phân môn đó.

- Thí sinh làm 18 điểm bắt buộc của 03 phân môn (03 nội dung) thuộc lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học và 02 điểm tự chọn.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi hsg KHTN 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học