Cách giải bài tập Hóa có chất dư trong phản ứng (cực hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập Hóa có chất dư trong phản ứng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Hóa có chất dư trong phản ứng.
Bài toán cho biết lượng của hai chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia phản ứng sẽ có một chất phản ứng hết, chất kia có thể phản ứng hết hoặc dư.
Các bước giải toán:
Bước 1: Tính số mol: đổi lượng chất đề bài cho (khối lượng, thể tích) ra số mol.
Bước 2: Viết và cân bằng phương trình hóa học:
aA + bB → cC + dD
Bước 3: So sánh tỉ lệ: ( nA, nB lần lượt là số mol của A và B)
+ => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)
+ => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết
+ => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư
Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.
Lưu ý: Bài toán cho cả lượng chất tham gia và lượng chất sản phẩm thì tính toán theo lượng chất sản phẩm.
Ví dụ 1: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 36,5 gam dung dịch HCl thu được ZnCl2 và khí H2 . Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Lời giải:
nZn = = 0,1 mol
nHCl = = 0,1 mol
Phương trình hóa học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng HCl hết, Zn còn dư, lượng các chất tính theo lượng HCl
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
0,1 → 0,05 (mol)
Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
mZnCl2 = nZnCl2 .MZnCl2 = 0,05 . (65 + 35,5.2) = 6,8 gam
Ví dụ 2: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,5 mol HCl thì thu được muối AlCl3 và 3,36 lít khí hiđro (đktc).
a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b. Hydrochloric acid còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?
Lời giải:
Chú ý: Bài toán cho cả lượng chất tham gia (0,5 mol HCl) và lượng chất sản phẩm (3,36 lít khí H2) thì tính toán lượng chất phản ứng theo lượng chất sản phẩm.
nH2 = = 0,15 mol
a. Phương trình hóa học:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
2 ← 3 mol
0,1 ← 0,15 (mol)
Khối lượng miếng nhôm đã phản ứng là:
mAl = nAl.MAl = 0,1.27 = 2,7 gam
b. Theo phương trình, nHCl phản ứng = 2nH2 = 0,15.2 = 0,3 mol
nHCl dư = nHCl ban đầu - nHCl phản ứng = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol
Khối lượng HCl dư = 0,2 . 36,5 = 7,3 gam
Ví dụ 3: Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 thu được muối FeSO4 và Cu
Nếu cho 11,2 gam sắt vào dung dịch chứa 40 gam CuSO4 thì sau phản ứng thu được khối lượng Cu là bao nhiêu?
Lời giải:
nFe = = 0,2 mol
nCuSO4 = = 0,25 mol
Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng Fe hết, CuSO4 còn dư, tính số mol Cu thu được theo số mol Fe.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
1 → 1 mol
0,2 → 0,2 (mol)
Khối lượng Cu tạo thành sau phản ứng là:
mCu = nCu .MCu = 0,2 . 64 = 12,8 gam
Câu 1: Cho 5,6 gam Fe phản ứng với 0,15 mol HCl theo phương trình:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2. Kết luận nào sau đây là chính xác:
A. Fe là chất hết.
B. HCl là chất hết.
C. Cả 2 chất cùng hết.
D. Cả 2 chất cùng dư.
Lời giải:
Đáp án B
nFe = = 0,1 mol
nHCl = 0,15 mol
Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng HCl hết, Fe còn dư
Câu 2: Cho phương trình hóa học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Nếu cho 4 gam CuO tác dụng với dung dịch chứa 2,92 gam HCl thì sau phản ứng kết luận nào sau đây đúng?
A. HCl là chất dư.
B. CuO là chất dư.
C. Cả 2 chất cùng hết.
D. Cả 2 chất cùng dư.
Lời giải:
Đáp án B
nCuO = = 0,05 mol
nHCl = = 0,08 mol
Phương trình hóa học: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng HCl hết, CuO còn dư
Câu 3: Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Cho biết Phương trình hóa học của phản ứng là: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑. Sau phản ứng, kết luận nào sau đây đúng:
A. HCl là chất dư.
B. Mg là chất dư.
C. Cả 2 chất cùng hết.
D. Cả 2 chất cùng dư.
Lời giải:
Đáp án B
nMg = = 0,2 mol
Phương trình hóa học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng HCl hết, Mg còn dư
Câu 4: Cho 8,1 gam ZnO tác dụng với 0,25 mol hydrochloric acid HCl thu đươc ZnCl2 và H2O. Tính khối lượng muối ZnCl2 tạo thành sau phản ứng.
A. 13,6 gam
B. 6,8 gam
C. 4,53 gam
D. 9,72 gam
Lời giải:
Đáp án A
nZnO = = 0,1 mol
nHCl = 0,25 mol
Phương trình hóa học: ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng HCl dư, ZnO hết, tính số mol muối ZnCl2 thu được theo số mol ZnO.
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
1 → 1 mol
0,1 → 0,1 (mol)
mZnCl2 = nZnCl2 .MZnCl2 = 0,1. (65 + 35,5.2) = 13,6 gam
Câu 5: Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch chứa 24,5 gam H2SO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc biết sắt tác dụng với dung dịch axit H2SO4 theo phương trình hóa học sau:
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
A. 5,6 lít.
B. 11,2 lít.
C. 2,24 lít.
D. 8,96 lít.
Lời giải:
Đáp án A
nFe = = 0,4 mol
nH2SO4 = = 0,25 mol
Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng Fe dư, H2SO4 hết, tính số mol các chất theo số mol H2SO4
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
1 → 1 mol
0,25 → 0,25 (mol)
VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,25 = 5,6 lít
Câu 6: Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho biết phương trình hóa học của phản ứng là:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
A. 4,48 lít
B. 2,24 lít
C. 1,12 lít
D. 3,36 lít
Lời giải:
Đáp án B
nMg = = 0,1 mol
Phương trình hóa học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng Mg hết, HCl còn dư, tính số mol các chất theo số mol Mg.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
1 → 1 mol
0,1 → 0,1 (mol)
VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít
Câu 7: Trộn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH với dung dịch chứa 0,04 mol CuCl2 thu được NaCl và m gam kết tủa Cu(OH)2. Giá trị của m là
A. 3,92 gam.
B. 7,84 gam.
C. 4,9 gam.
D. 5,88 gam.
Lời giải:
Đáp án A
Phương trình hóa học: 2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng CuCl2 hết, NaOH còn dư, tính số mol các chất theo số mol CuCl2
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
1 → 1 mol
0,04 → 0,04 (mol)
mCu(OH)2 = nCu(OH)2.MCu(OH)2 = 0,04.98 = 3,92 gam
Câu 8: Cho 0,15 mol Al2O3 tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4, sản phẩm của phản ứng là Al2(SO4)3 và H2O. Tính khối lượng Al2(SO4)3 thu được.
A. 22,8 gam.
B. 51,3 gam.
C. 45,6 gam.
D. 34,2 gam.
Lời giải:
Đáp án C
Phương trình hóa học: Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng H2SO4 hết, Al2O3 còn dư, tính số mol các chất theo số mol H2SO4
Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
3 → 1 mol
0,4 → (mol)
mAl2(SO4)3 = nAl2(SO4)3 . MAl2(SO4)3 = .342 = 45,6 gam
Câu 9: Cho phương trình hóa học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Nếu cho 0,2 mol sắt vào 0,25 mol CuSO4 thì khối lượng Cu thu được sau phản ứng là:
A. 9,6 gam.
B. 6,4 gam.
C. 12,8 gam.
D. 16 gam.
Lời giải:
Đáp án C
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng Fe hết, CuSO4 còn dư, tính số mol các chất theo số mol Fe.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
1 → 1 mol
0,2 → 0,2 (mol)
mCu = nCu . MCu =0,2.64 = 12,8 gam
Câu 10: Đốt cháy 0,2 mol P trong bình chứa 6,72 lít khí O2 ở (đktc) theo sơ đồ phản ứng sau: P + O2 → P2O5. Tính khối lượng P2O5 thu được?
A. 14,2 gam.
B. 7,1 gam.
C. 28,4 gam.
D. 21,3 gam
Lời giải:
Đáp án A
nO2 = = 0,3 mol
Phương trình hóa học: 4P + 5O2 2P2O5
Xét tỉ lệ:
nên sau phản ứng P hết, O2 còn dư, tính số mol các chất theo số mol P.
4P + 5O2 → 2P2O5
0,2 → 0,1 (mol)
mP2O5 = nP2O5 . MP2O5 = 0,1.142 = 14,2 gam
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Cách giải bài tập về tỉ khối của chất khí (cực hay, chi tiết)
- Cách tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất (cực hay, chi tiết)
- Cách xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố (cực hay)
- Cách giải bài tập tính theo phương trình hóa học (cực hay, chi tiết)
- Cách giải bài tập tính hiệu suất phản ứng (cực hay, chi tiết)
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều