Cách giải bài tập tính hiệu suất phản ứng (cực hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải bài tập tính hiệu suất phản ứng với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập tính hiệu suất phản ứng.
1. Các bước giải bài tập tình hiệu suất
Bước 1: Viết phương trình phản ứng và cân bằng phản ứng
Bước 2: Tính theo phương trình khối lượng sản phẩm tạo thành (mlt)
Bước 3: Dựa vào giả thiết tính khối lượng thực tế thu được (mtt)
Bước 4: Tính hiệu suất
2. Công thức tính hiệu suất: H = .100%
Trong đó:
+ mtt: khối lượng thực tế
+ mlt: khối lượng tính theo lý thuyết
+ H: hiệu suất
3. Công thức tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất: mtt =
4. Công thức tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất: mtt =
Ví dụ 1: Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính hiệu suất của phản ứng
Lời giải:
a. Phương trình hóa học: 2KClO3 2KCl + 3O2↑
b. nKClO3 = = 0,04 mol
2KClO3 2KCl + 3O2↑
1 → 1 mol
0,04 → 0,04 (mol)
Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:
mlt = mKCl= nKCl.MKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam
Hiệu suất của phản ứng là: H = .100% = .100% = 83,9%
Ví dụ 2: Nung 100 kg CaCO3 thì thu được 47,6kg CaO. Tính hiệu suất của phản ứng.
Biết phản ứng xảy ra như sau: CaCO3 CaO + CO2
Lời giải:
Phương trình hóa học xảy ra:
CaCO3 CaO + CO2
1 → 1 mol
100 → 56 gam
100 → 56 kg
Hiệu suất của phản ứng: H = .100% = .100% = 85%
Ví dụ 3: Nung nóng kali nitrate KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành kali nitrite KNO2 và O2. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 2,4 gam O2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
Lời giải:
Số mol O2 bằng 2,4 : 32 = 0,075 mol
2KNO3 2KNO2 + O2
2 ← 1 mol
0,15 ← 0,075 mol
Khối lượng KNO3 theo lý thuyết là: mlt = 0,15.101 = 15,15 gam.
Khối lượng KNO3 thực tế cần dùng là: mtt = = 17,8g
Câu 1: Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là
Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau:
CuO + H2 Cu + H2O
A. 70%
B. 75%
C. 80%
D. 85%
Lời giải:
Chọn C
Gọi a là số mol CuO phản ứng:
CuO + H2 Cu + H2O
a ... a ... a ... a ... mol
Ta có nCuO bđ = 20 : 80 = 0,25 mol
→ nCuO dư = 0,25 – a mol
Theo đề bài, ta có:
mchất rắn = mCu + mCuO dư hay 16,8 = 64a + 80.(0,25 – a)
→ a = 0,2 mol; mCuO pư = 0,2.80 = 16 gam.
Vậy hiệu suất phản ứng: H = .100% = .100% = 80%
Câu 2: Trộn 10,8 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 25,5 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng ?
A. 85%
B. 80%
C. 90%
D. 92%
Lời giải:
Đáp án A
nAl = = 0,4 mol
Phương trình hóa học:
2Al + 3S Al2S3
2 → 1 mol
0,4 → 0,2 (mol)
mAl2S3 lt = 0,2.150 = 30 g
Hiệu suất phản ứng là: H = .100% = .100% = 85%
Câu 3: Một cơ sở sản xuất vôi tiến hành nung 4 tấn đá vôi (CaCO3) thì thu được 1,68 tấn vôi sống(CaO) và một lượng khí CO2. Tính hiệu suất của quá trình nung vôi.
A. 70%
B. 75%
C. 80%
D. 85%
Lời giải:
Đáp án B
Phương trình hóa học:
CaCO3 CaO + CO2
1 mol → 1 mol
100 g → 56 g
Theo bài: 4 tấn → m tấn
Khối lượng CaO thu được theo lý thuyết: mCaO lt = = 2,24 tấn
Hiệu suất phản ứng là: H = .100% = .100% = 75%
Câu 4: Cho 22,4 lít khí etilen C2H4 (đktc) tác dụng với nước (dư) có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 13,8 gam rược etylic C2H5OH. Tính hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen.
A. 20%
B. 25%
C. 30%
D. 30,2%
Lời giải:
Đáp án C
nC2H4 = = 1 mol
Phương trình hóa học:
C2H4 + H2O C2H5OH
1 mol → 1 mol
Theo lý thuyết khối lượng rược etylic thu được: mC2H5OH lt = 1.46 = 46 g
Hiệu suất phản ứng là: H = .100% = .100% = 30%
Câu 5: Điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được 43,2 g khí oxi và một lượng potassium chloride (KCl). Tính hiệu suất phản ứng?
A. 85%
B. 90%
C. 95%
D. 98%
Lời giải:
Đáp án B
Phương trình hóa học:
2KClO3 2KCl + 3O2
1 → 1,5 (mol)
Theo phương trình: nO2 lt = = 1,5 mol
Khối lượng oxi thu được theo lý thuyết là: mO2 lt = 1,5.32 = 48 g
Hiệu suất phản ứng là: H = .100% = .100% = 90%
Câu 6: Để điều chế được 8,775 gam muối sodium chloride (NaCl) thì cần bao nhiêu gam Na? Biết hiệu suất phản ứng đạt 75%.
A. 2,3 gam.
B. 4,6 gam.
C. 3,2 gam.
D. 6,4 gam.
Lời giải:
Chọn B
Ta có: nNaCl = 8,775 : 58,5 = 0,15 mol
Phương trình hóa học:
2Na + Cl2 → 2NaCl
0,15 ← 0,15 mol
Khối lượng Na theo lý thuyết là: mNa lt = 0,15 .23 = 3,45 gam.
Do H = 75% nên khối lượng Na cần dùng là:
mNa tt = = 4,6gam.
Câu 7: Tính thể tích C2H4 (đktc) cần để điều chế được 6,9 gam ethylic alcohol. Biết hiệu suất phản ứng là 75%. Phản ứng theo sơ đồ: C2H4 + H2O C2H5OH.
A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít
Lời giải:
Đáp án C
nC2H5OH = = 0,15 mol
Phương trình hóa học:
C2H4 + H2O C2H5OH
1 ← 1 mol
0,15 ← 0,15 (mol)
Theo phương trình: nC2H4 = 0,15 mol
Do H = 75% nên nC2H4 tt = = 0,2 mol
VC2H4 tt = 0,2.22,4 = 4,48 lít
Câu 8: Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm acetic acid (CH3COOH) và ethylic alcohol (C2H5OH) được trộn theo tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Đun nóng X với H2SO4 đặc một thời gian thu được m gam ester CH3COOCH2CH3 với hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị của m là
Biết phản ứng hóa học xảy ra như sau:
A. 7,04g.
B. 8,80g.
C. 10,56g.
D. 11,00g.
Lời giải:
Chọn A
Gọi số mol của CH3COOH là 3a mol → số mol của CH3CH2OH là 2a mol
mX = 13,6 gam → 60.3a + 46.2a = 13,6 → a = 0,05 mol
Phương trình hóa học:
0,15 → 0,1 → mol
Giả sử hiệu suất là 100% thì ethylic alcohol hết, nên số mol sản phẩm phản ứng tính theo số mol ethylic alcohol.
nester lt = nrượu = 0,1 mol
Số mol ester thực tế đã dùng là: nester thực tế = = 0,08 mol
→ mester tt = n.M = 0,08.88 = 7,04 gam.
Câu 9: Cho 6,4g Cu tác dụng với oxi không khí thu được 6,4g CuO. Hiệu suất phản ứng là
A. 100%.
B. 80%.
C. 70%.
D. 60%.
Lời giải:
Chọn B
Chọn B
nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol ;
2Cu + O2 2CuO
1 → 1 mol
0,1 → 0,1 mol
Hiệu suất phản ứng là :
→ mCuO lt = 0,1.80 = 8 gam
H = .100% = .100% = 80%
Câu 10: Cho phương trình: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
Nhiệt phân 31,6 gam KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 80% . Giá trị của V là
A. 2,24 lít
B. 1,792 lít
C. 10,08 lít
D. 8,96 lít
Lời giải:
Đáp án B
nKMnO4 = = 0,2 mol
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
0,2 → 0,1 (mol)
Vì H% = 80% ⇒ nO2 thực tế = = 0,08 mol
⇒ VO2 = 0,08.22,4 = 1,792 (lít)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Cách giải bài tập về tỉ khối của chất khí (cực hay, chi tiết)
- Cách tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất (cực hay, chi tiết)
- Cách xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố (cực hay)
- Cách giải bài tập tính theo phương trình hóa học (cực hay, chi tiết)
- Cách giải bài tập Hóa có chất dư trong phản ứng (cực hay, chi tiết)
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều