Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay)

Bài viết Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp.

Ghi nhớ tính chất của một số khí thường gặp sau:

I. Hiđro (H2)

1. Tính chất vật lí:

Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước.

2. Tính chất hóa học:

a) Tác dụng với oxi

Hiđro cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh và tạo thành nước

2H2 + O2 Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay) 2H2O

b) Tác dụng với một số oxit kim loại

- Hiđro có tính khử, khử một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao

H2 + CuO (đen) Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay) Cu (đỏ) + H2O

II. Oxi (O2)

1. Tính chất vật lí

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

2. Tính chất hóa học: Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi có hóa trị II.

- Tác dụng với phi kim: C + O2 Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay) CO2

- Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay) Fe3O4

- Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay) CO2 + 2H2O

III. Cacbon đioxit (CO2)

- Tính chất vật lý: là khí không màu, không mùi, không duy trì sự sống và sự cháy.

- Phản ứng đặc trưng dùng trong nhận biết: Phản ứng với dung dịch nước vôi trong có dư, hiện tượng xảy ra là làm đục nước vôi trong.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Các bước làm bài tập nhận biết chất khí.

Bước 1: Lấy mẫu thử.

Bước 2: Chọn phương pháp thích hợp để nhận biết.

Bước 3: Ghi nhận hiện tượng và rút ra kết luận.

Bước 4: Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).

Ví dụ 1: Hãy nêu phương pháp phân biệt các khí: oxi và hiđro?

Lời giải:

- Lấy khí vào lọ (lấy mẫu thử).

- Đưa đầu que đóm còn tàn đỏ vào từng lọ.

+ Mẫu thử nào làm que đóm còn tàn đỏ bùng cháy đó chính là oxi.

+ Mẫu thử không có hiện tượng xuất hiện là khí hiđro.

Ví dụ 2: Hãy nêu phương pháp nhận biết các khí: oxi và hiđro và cacbon đioxit

Lời giải:

- Dẫn lần lượt từng khí trên qua bình đựng nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong là khí CO2.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 ↓ + H2O

- Đưa đầu que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí của từng khí còn lại:

+ Khí thoát ra làm que đóm bùng cháy to hơn đó chính là oxi.

+ Khí bắt cháy với ngọn lửa màu xanh là hiđro.

Ví dụ 3: Có 3 bình đựng 3 chất khí không màu là: oxi, hiđro và không khí. Em hãy nêu phương pháp nhận biết 3 chất khí trên.

Lời giải:

- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO Cách phân biệt một số chất khí lớp 8 thường gặp (cực hay) Cu + H2O

+ Nếu không hiện tượng → không khí.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học