Bài tập tính tan của axit, bazo, muối (cực hay, chi tiết)

Bài viết tính tan của axit, bazo, muối với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập tính tan của axit, bazo, muối.

1. Axit: Hầu hết axit tan được trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)

2. Bazơ:

Phần lớn các bazơ không tan trong nước, bazơ được chia thành 2 loại theo tính tan:

- Bazơ tan được trong nước

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2 còn Ca(OH)2 ít tan…

- Bazơ không tan được trong nước

Ví dụ: Fe(OH)3, Cu(OH)2, Mg(OH)2

3. Muối

- Những muối của natri, kali đều tan: NaCl, K2SO4,...

- Những muối nitrate đều tan: NaNO3, AgNO3,...

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối carbonate, photphat không tan trừ muối của natri, kali

Ví dụ 1: Trong các axit sau: H2SO4, H3PO4, HCl, H2SiO3 những axit nào tan trong nước?

Lời giải:

Hầu hết các axit đều tan được trong nước, trừ H2SiO3

⇒ Những axit nào tan trong nước là: H2SO4, H3PO4, HCl

Ví dụ 2: Cho các bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, Fe(OH)2 hãy chỉ ra các bazơ không tan trong nước?

Lời giải:

Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2

Ví dụ 3: Cho các bazơ sau: sodium hydroxide, bari hiđroxit, sắt (II) hiđroxit, copper (II) hydroxide, potassium hydroxide, aluminum hydroxide. Số các bazơ không tan trong nước là:

Lời giải:

Những bazơ không tan là:

+) sắt (II) hiđroxit : Fe(OH)2

+) copper (II) hydroxide: Cu(OH)2

+) aluminum hydroxide: Al(OH)3

Vậy có 3 bazơ không tan trong dãy trên

Ví dụ 4: Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?

Lời giải:

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối carbonate không tan trừ muối của natri, kali

⇒ những muối không tan trong nước là: AgCl, BaSO4, CaCO3

Ví dụ 5: Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, những muối nào tan trong nước?

Lời giải:

- Những muối của natri, kali đều tan

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối carbonate không tan trừ muối của natri, kali

⇒ những muối tan trong nước là: KCl, NaNO3, BaCl2, MgCl2.

Câu 1: Cách cơ bản đề nhận biết một chất rắn tan hay không tan là

A. Quì tím.

B. Nước.     

C. Hóa chất.                  

D. Cách nào cũng được.

Câu 2: Base nào sau đây không tan trong nước?

A. NaOH.

B. KOH.

C. LiOH.

D. Cu(OH)2.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 100 ml dung dịch AgNO3 1M vào dung dịch NaCl bão hòa dư, hiện tượng xảy ra là

A. Xuất hiện kết tủa AgCl màu trắng.

B. Xuất hiện kết tủa AgNO3 màu trắng.

C. Không có hiện tượng.

D. Dung dịch đổi màu xanh, có khí thoát ra.

Câu 4: Muối nào sau đây không tan trong nước?

A. Na2SO4.

B. MgSO4.

C. CuSO4.

D. BaSO4.

Câu 5: Acid nào sau đây tan trong nước?

A. HCl.

B. HBr.

C. HF.

D. A,B,C đều đúng.

Câu 6: Acid nào sau đây không tan trong nước?

A. H2SiO3.

B. H2SO3.

C. H2CO3.

D. HNO3.

Câu 7: Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết dung dịch muối BaCl2?

A. NaCl.

B. Na2SO4.

C. NaNO3.

D. NaOH.

Câu 8: Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết dung dịch muối copper(II) sulfate?

A. NaCl.

B. Na2SO4.

C. NaNO3.

D. NaOH.

Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch A vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tùa, A và B không thể là

A. CuSO4 và KOH.

B. CuSO4 và KNO3.

C. CuSO4 và BaCl2.

D. CuSO4 và KCl.

Câu 10: Cho các base sau: Zn(OH)2; NaOH; KOH; Mg(OH)2; Al(OH)3. Số base tan trong nước là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học