Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Với 13 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa học 10.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Nguyên tố nào có công thức oxide (với hóa trị cao nhất) là R2O5?

A. Carbon (C);

B. Sodium (Na);

C. Sulfur (S);

D. Nitrogen (N).

Câu 2. Nguyên tố nào có công thức hydroxide (với hóa trị cao nhất) là R(OH)3?

A. Aluminium(Al);

B. Sodium (Na);

C. Sulfur (S);

D. Nitrogen (N).

Câu 3. Nguyên tử X có 17 proton. Hóa trị cao nhất của X trong hợp chất với oxygen là?

A. V;

B. VI;

C. VII;

D. VIII.

Câu 4. Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO2. Số electron hóa trị của X là?

A. 3;

B. 4;

C. 5;

D. 6.

Câu 5. Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VIIA. Công thức hóa học của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của X là?

A. H2XO3;

B. HX;

C. H2XO4;

D. HXO4.

Câu 6. Nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm VA. Cho các phát biểu sau:

(1) X là phosphorus

(2) Oxide ứng với hóa trị cao nhất là X2O7

(3) Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là H3XO4

(4) Hydroxide của X có tính base mạnh

Số các phát biểu đúng là?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh;

B. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh;

C. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần;

D. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần.

Câu 8. Trong các acid sau, acid nào mạnh nhất?

A. HF;

B. HCl;

C. HBr;

D. HI.

Câu 9. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính base mạnh nhất?

A. Mg(OH)2;

B. NaOH;

C. Al(OH)3;

D. Fe(OH)3.

Câu 10. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid mạnh nhất?

A. HClO4;

B. H2SiO3;

C. H3PO4;

D. H2SO4.

PHẦN II.  TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu hỏi. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

a. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.  

b. Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.  

c. Nguyên tử hydrogen là nguyên tử có kích thước nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn.

d. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố sau tăng dần theo thứ tự: Mg (Z = 12) < Be (Z = 4) < O (Z = 8) < F (Z = 9). 

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1. Khoảng cách hai hạt nhân giữa 2 nguyên tử hydrogen (H) trong phân tử H2 là 74 pm. Bán kính nguyên tử H là bao nhiêu pm?

Câu 2. Almelec là hợp kim của aluminium với một lượng nhỏ magnesium và silicon (98,8% aluminium; 0,7% magnesium và 0,5% silicon). Almelec được sử dụng làm dây điện cao thế do nhẹ, dẫn điện tốt và bền. Bán kính nguyên tử của 3 nguyên tố trên là 143 pm; 118 pm; 160 pm. Cho biết bán kính nguyên tử của nguyên tố aluminium?

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác