Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 21 (có đáp án): Nhóm halogen
Với 15 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 21: Nhóm halogen có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa học 10.
Câu 1. Nhóm halogen gồm các nguyên tố thuộc nhóm nào?
A. VA;
B. VIA;
C. VIIA;
D. VIIIA
Câu 2. Trong tự nhiên, halogen tồn tại ở dạng nào?
A. Đơn chất;
B. Hợp chất;
C. Không tồn tại;
D. Cả đơn chất và hợp chất.
Câu 3. Số oxi hóa của chlorine trong các chất sau: KClO3; HCl; NaClO; HClO2 lần lượt là?
A. +5, +1, -1, +3;
B. +5, -1, +1, +3;
C. -5, +1, -1, +3;
D. +5, +1, -1, -3.
Câu 4. Chất chỉ có tính oxi hoá là:
A. Cl2;
B. F2;
C. Br2;
D. Cả 3 chất A, B, C.
Câu 5. Nhiệt độ nóng chảy từ F2, Cl2, Br2, I2 như thế nào?
A. Tăng dần;
B. Không theo quy luật;
C. Giảm dần ;
D. Không tăng, không giảm.
Câu 6. Trong các tính chất sau, những tính chất nào chung cho các đơn chất halogen?
A. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử;
B. Phân tử gồm hai nguyên tử;
C. Ở nhiệt độ thường, đều ở trạng thái khí;
D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 7. Bromine bị lẫn tạp chất là chlorine. Để thu được bromine cần làm cách nào sau đây?
A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaOH loãng.
B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước.
C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr.
D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI.
Câu 8. Trong 4 hỗn hợp sau đây, hỗn hợp nào là nước Javel?
A. HCl + HClO + H2O;
B. NaCl + NaClO + H2O;
C. HCl + NaClO + H2O;
D. NaCl + HClO + H2O.
Câu 9. Trong phản ứng sau: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chlorine chỉ đóng vai trò chất oxi hoá;
B. Chlorine chỉ đóng vai trò chất khử;
C. Chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử;
D. Nước đóng vai trò chất khử.
Câu 10. Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2;
B. NaBr;
C. NaCl;
D. NaOH.
Câu 11. Cho phản ứng: Fe + Cl2 X. Công thức hoá học của X là:
A. chỉ có FeCl3;
B. chỉ có FeCl2;
C. chỉ có Fe2Cl3;
D. hỗn hợp FeCl2 và FeCl3.
Câu 12. Nguyên tắc chung để điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm:
A. Điện phân nóng chảy các muối halide;
B. Dùng fluorine đẩy clo ra khỏi dung dịch muối;
C. Nhiệt phân các muối giàu chlorine;
D. Cho các chất oxi hoá mạnh (MnO2 hoặc KMnO4) tác dụng với HCl đặc.
Câu 13. Phản ứng của H2 và F2 có thể xảy ra nổ mạnh ngay trong điều kiện tối thiểu nào?
A. Ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối;
B. Ánh sáng hoặc to;
C. 200oC, xúc tác Pt;
D. 300oC, xúc tác Pt.
Câu 14. Sản phầm tạo thành khi đun nóng Cl2 trong dung dịch kiềm có chứa muối nào?
A. KClO;
B. KClO2;
C. KClO3;
D. KClO4.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, các halogen tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ;
B. Ở nhiệt độ cao, iodine thăng hoa, chuyển từ thể rắn sang thể hơi;
C. Phản ứng giữa H2 và I2 gây nổ mạnh;
D. Khí chlorine ẩm làm giấy màu chuyển sang màu đỏ.
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Hóa học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT