Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 23 (có đáp án): Ôn tập chương 7

Với 13 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 23: Ôn tập chương 7 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa học 10.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Trong các halogen, halogen nào ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường?

A. Chlorine;

B. Bromine;

C. Iodine;

D. Fluorine.

Câu 2. Tính oxi hoá của các halogen tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. Cl2, F2, Br2, I2;

B. F2, Cl2, Br2, I2;

C. I2, Br2, Cl2, F2;

D. I2, Cl2, Br2, F2.

Câu 3. Một nguyên tố halogen có lớp electron ngoài cùng là 3s23px. Nguyên tố đó là:

A. F (Z = 9);

B. Cl (Z = 17);

C. Br (Z = 35);

D. Chưa biết.

Câu 4. Phản ứng của H2 và Cl2 xảy ra trong điều kiện nào?

A. Ở nhiệt độ phòng và trong bóng tối;

B. Ánh sáng hoặc to;

C. 200oC, xúc tác Pt;

D. 300oC, xúc tác Pt.

Câu 5. Acid có tính khử mạnh nhất là?

A. HF;

B. HCl;

C. HBr;

D. HI.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong tự nhiên các halogen tồn tại ở dạng đơn chất;

B. Độ âm điện giảm dần từ F, Cl, Br, I;

C. Muối AgF tan, còn AgCl, AgBr, AgI, không tan trong H2O;

D. Các hydrogen halide đều là chất khí, dung dịch của chúng đều có tính acid.

Câu 7. Trong các chất sau, chất thường dùng để khử trùng nước sinh hoạt là

A. N2

B. O2

C. CO2

D. Cl­2

Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.

(b) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(c) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

(d) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.

(e) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Số các thí nghiệm đều sinh ra NaOH là:

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 9. Cho các phản ứng sau:

(a) 4HCl + PbO2 -®- PbCl2 + Cl2 + 2H2O

(b) HCl + NH4HCO3® NH4Cl + CO2 + H2O

(c) 2HCl + 2HNO3 ® 2NO2 + Cl2 + 2H2O

(d) 2HCl + Zn ® ZnCl2 + H2

Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 2;

B. 4;

C. 1;

D. 3.

Câu 10. Dung dịch HCl tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây?

A. MnO2; Fe3O4; NaHS; FeS;

B. KMnO4; Na2O; CH3COOH; CuS;

C. Fe; Ag2O; KHCO3; S;

D. PbO2; CuO; SO2; Na2S.

PHẦN II.  TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu hỏi. Các nguyên tố phổ biến thuộc nhóm halogen (VIIA) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm: F (Z = 9), Cl (Z = 17), Br (Z = 35) và I (Z = 53). Đơn chất halogen tồn tại dạng phân từ X2, giữa các phân tử X2 thường có tương tác với nhau. Cho giá trị năng lượng liên kết X – X ở bảng sau:

Liên kết

F – F

Cl – Cl

Br – Br

I – I

Năng lượng liên kết (kJ.mol–1) ở 25 oC và 1 bar

159

243

193

151

Năng lượng liên kết X – X càng lớn thì liên kết càng bền.

a. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X có dạng ns2np5.

b. Liên kết giữa các nguyên tử trong X2 là liên kết cộng hoá trị không phân cực.   

c. Tương tác giữa các phân tử X2 là tương tác van der Waals.

d. Năng lượng liên kết Cl – Cl lớn nhất trong dãy trên vì Cl có bán kính nguyên tử nhỏ nhất.

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1. Anion X có cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là 2s22p6. Số hiệu nguyên tử của X là bao nhiêu?                                                                          

Câu 2. Cho dãy các chất sau: dung dịch NaOH, KF, NaBr, H2O, Fe và KI. Khí chlorine tác dụng trực tiếp với bao nhiêu chất trong dãy trên?                                               

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác