Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Bài 10 (có đáp án): Quy tắc octet

Với 13 bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Bài 10: Quy tắc octet có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa học 10.

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Câu 1. Liên kết hóa học là?

A. Sự kết hợp giữa phân tử khác với nhau;

B. Sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn;

C. Sự kết hợp giữa electron của các phân tử;

D. Sự kết hợp giữa các electron ngoài cùng của các phân tử.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn;

B. Trong các phản ứng hóa học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết;

C. Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm;

D. Các electron hóa trị của nguyên tử được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.

Câu 3. Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

A. Helium (He);

B. Neon (Ne);

C. Argon (Ar);

D. Krypton (Kr).

Câu 4. Nguyên tử aluminium nhường đi 3 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

A. Sodium (Na);

B. Magnesium (Mg);

C. Silicon (Si);

D. Neon (Ne).

Câu 5. Khi nguyên tử nhường electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?

A. Điện tích âm;

B. Điện tích dương;

C. Không mang điện;

D. Cả điện tích âm và điện tích dương.

Câu 6. Khi nguyên tử nhận electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?

A. Điện tích âm;

B. Điện tích dương;

C. Không mang điện;

D. Cả điện tích âm và điện tích dương.

Câu 7. Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, mỗi nguyên tử fluorine góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 8. Khí hiếm nào không có 8 elctron lớp ngoài cùng?

A. Helium (He);

B. Neon (Ne);

C. Argon ( Ar);

D. Krypton (Kr).

Câu 9. Theo quy tắc octet, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử nào?

A. Khí hiếm;

B. Kim loại nhóm IA;

C. Kim loại nhóm IIA;

D. Nhóm halogen.

Câu 10. Trong phân tử KCl nguyên tử potassium nhường hay nhận bao nhiêu electron?

A. Nhường 1 electron;

B. Nhận 1 electron;

C. Nhường 2 electron;

D. Nhận 2 electron.

PHẦN II.  TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu hỏi. (OTTN) Mỗi phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?

a. Cấu hình bền vững của khí hiếm luôn tương ứng với 8 electron ở lớp ngoài cùng.           

b. Có những nguyên tử vừa có xu hướng nhường, vừa có xu hướng nhận electron để đạt được cấu hình electron bền vững như của khí hiếm.                                          

c. Số lượng electron mà các nguyên tử nguyên tố nhóm A có xu hướng nhường hoặc nhận để đạt được octet bằng số thứ tự của nhóm chứa nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn.              

d. Dựa vào số lượng electron nhường hay nhận của nguyên tử khi hình thành liên kết hoá học có thể xác định liên kết là ion hay cộng hoá trị.                                          

PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN

Câu 1. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có xu hướng nhường, nhận, góp chung electron để đạt cấu hình electron bền vững theo quy tắc octet? Nguyên tử chlorine (Z = 17) có xu hướng nhận bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet?                        

Câu 2. Nguyên tử calcium (Z = 20) có xu hướng nhường bao nhiêu electron để đạt lớp vỏ thoả mãn quy tắc octet?

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác