Giải GDCD lớp 6 trang 13 Kết nối tri thức

Với Giải GDCD lớp 6 trang 13 trong Bài 3: Siêng năng, kiên trì Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 6 trang 13.

Khởi động trang 13 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi "Ai nhanh hơn"

 - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ chiến thắng.

 - Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được.

Lời giải:

- Những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì:

+ Có công mài sắt, có ngày nên kim. 

+ Có chí thì nên. 

+ Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. 

+ Mưu cao chẳng bằng chí dày. 

+ Thua keo này bày keo khác.

+ Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.

+ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

+…..

 - Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được.

Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng nếu chúng ta nỗ lực cố gắng, có ý chí quyết tâm thì cuối cùng chúng ta sẽ thành công.

Khám phá 1 trang 13 Giáo dục công dân lớp 6: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

            Mạc Đĩnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Vốn lanh lợi, thông minh ham học nhưng nhà nghèo không được đi học. Mạc Đĩnh Chi thường phải tranh thủ ghe qua các lớp học gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng. Ban ngày phải đi nhặt củi kiếm sống, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài. Nhà nghèo không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Không có giấy, cậu dùng lá để  tập viết. Nhờ siêng năng, kiên trì, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, để học tập, Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên – học vị Tiến sĩ cao nhất.

a) Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên?

b) Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

Lời giải:

a, Để thi đỗ trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã rất nỗ lực học hành:

+ Tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng.

+ Ngày nhặt củi lo kiếm sống, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết.

b, Em hiểu siêng năng, kiên trì là:

+ Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

+ Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ.

* Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

Em hãy quan sát tranh để trả lời câu hỏi:

Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên

a) Xác định các hành vi, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì và chưa thể hiện siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh?

b) Kể thêm các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết?

Lời giải:

a, Xác định các hành vi, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì và chưa thể hiện siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh:

+ Việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì: 1, 2, 3

+ Chưa thể hiện siêng năng, kiên trì: 4

b, Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết: 

+ Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập: Luôn đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, không nản lòng khi gặp bài toán khó...

+ Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động và trong cuộc sống: Luôn đi làm đúng giờ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tìm cách khắc phục những khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc trong công việc, không ỷ lại trông chờ vào người khác…

Lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác