Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Học kì 1, Học kì 2

Tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 mới nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Tiếng Việt lớp 2 theo chương trình sách mới.

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 2 CD Xem thử Giáo án điện tử Tiếng Việt 2 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 2 CD Xem thử Giáo án điện tử Tiếng Việt 2 CD

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Làm việc thật vui - Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác (bước đầu biết cùng bạn thảo luận nhóm), năng lực tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập – tìm từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.

Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian.

+ Năng lực văn học:

Nhận diện được bài văn xuôi.

Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân: yêu lao động, ham học, không lãng phí thời gian.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- 30 thẻ từ và các ô từ ngữ để tổ chức 2 nhóm trò chơi xếp khách vào đúng toa (BT 1 – Luyện tập).

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, quan sát các bức tranh.

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Làm việc thật vui | Cánh diều

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Làm việc thật vui | Cánh diều

- GV giới thiệu chủ đề mở đầu sách: Em là búp măng non nói về các bạn thiếu nhi – những măng non, tương lai của đất nước đang hớn hở tới trường. Bài học mở đầu Cuộc sống quanh em nói về thế giới xung quanh các con thật đẹp, thật vui, mọi người, mọi vật đều làm công việc của mình.

- GV mời 1 HS đọc to, rõ YC của BT Chia sẻ; giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát bức tranh miêu tả cuộc sống xung quanh các em, thảo luận nhóm đôi, trả lời các CH. GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV tổ chức cho vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.

- GV chốt đáp án:

+ Câu 1:Đây là những ai, những vật gì, con gì?

Trả lời: Đây là trường học – các bác nông dân – 2 HS vui vẻ đi học – 1 con trâu to béo – cây dừa xanh tốt – đèn đường – chủ thợ xây đang xây một bức tường – cây chuối tốt tươi – xe tắc xi đi trên đường – 1 con mèo lông vàng xinh xắn – cây hoa cúc vàng.

+ Câu 2:Mỗi người trong tranh làm việc gì?

Trả lời: Bác nông dân ôm một bó lúa, mấy bác đang gặt lúa trên đồng. / Hai HS đang tới trưởng. / Chú thợ xây đang xây một bức tường.

+ Câu 3:Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì?

Trả lời: Con trâu giúp người cày ruộng. / Con mèo giúp bắt chuột. / Đèn đường chiếu sáng đường phố. / Cây dừa cho trái ngọt. Cây chuối cho quả thơm ngon. / Xe tắc xi chở khách. Cây cúc nở hoa, tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

- HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, quan sát các bức tranh.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to, rõ YC của BT. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp tiếp nhận nhiệm vụ GV đặt ra.

- Một vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.

- HS nghe GV chốt đáp án.

................................

................................

................................

Xem thử

Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Viết trang 8 - Cánh diều

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

- Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

- Nhớ quy tắc chính tả c / k. Làm đúng BT điền chữ c hoặc k vào chỗ trống.

- Viết đúng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái theo tên chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ cái.

- Biết viết chữ cái A viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Ánh nắng ngập tràn biển rộng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong bài chính tả.

3. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3).

- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ A.

- Mẫu chữ cái A viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. MỞ ĐẦU

Mục tiêu: Củng cố nền nếp học tập, rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn khi làm BT.

Cách tiến hành:

- GV nhắc một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của tiết luyện viết chính tả, viết chữ, việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học (vở, bút, bảng,...).

- GV nhắc nhở HS cần cẩn thận, kiên nhẫn khi làm BT.

B. DẠY BÀI MỚI

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu mục đích và yêu cầu của bài học (như trong phần Mục tiêu yêu cầu cần đạt).

Hoạt động 2: Tập chép

Mục tiêu: Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ, chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

Cách tiến hành:

- GV đọc trên bảng bài thơ HS cần tập chép: Đôi bàn tay bé; yêu cầu cả lớp nhìn lên bảng, đọc thầm theo.

- GV mời một số HS đọc lại bài thơ trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ:

+ Bài thơ nói điều gì?

+ Tên bài được viết ở vị trí nào?

+ Bài có mấy dòng thơ? Mỗi dòng có mấy tiếng? Chữ đầu câu viết như thế nào?

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án, hướng dẫn HS chuẩn bị viết.

- GV nhắc HS chú ý chép đúng những từ ngữ khó: bàn tay, bé xíu, siêng năng, xâu kim, nhanh nhẹn,...

- GV yêu cầu HS nhìn mẫu chữ trong vở Luyện viết 2, tập một, chép vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.

- GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

- GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, tự sửa bài của mình.

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp nhìn bảng, đọc thầm theo.

- Một số HS đọc lại bài thơ trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe câu hỏi và trả lời. VD:

+ Bài thơ nói về đôi bàn tay bé siêng năng, chăm chỉ, rất đáng yêu.

+ Tên bài được viết ở giữa trang vở, cách lề khoảng 4 ô li.

+ Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng, chữ đầu câu viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, lưu ý.

- HS nhìn mẫu chữ trong vở Luyện viết 2, tập một, chép vào vở.

- HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

- HS lắng nghe, tự sửa bài của mình.

- HS lắng nghe.

 

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Tiếng Việt 2 CD Xem thử Giáo án điện tử Tiếng Việt 2 CD

Xem thêm giáo án lớp 2 Cánh diều các môn học hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học