Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Bóp nát quả cam - Cánh diều
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều bản word thiết kế hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.
- Củng cố kĩ năng sử dụng câu hỏi Ở đâu? Bao giờ?.
- Củng cố kĩ năng nói lời ngạc nhiên, thán phục.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
- Năng lực riêng: Bày tỏ sự yêu thích với hình ảnh đẹp đẽ của nhân vật người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản.
3. Phẩm chất
- Tự hào về người anh hùng nhỏ tuổi của đất nước Việt Nam.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu để chiếu.
- Giáo án.
2. Đối với học sinh
- SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Truyện Bóp nát quả cam kể về một anh hùng thiếu niên đánh giặc cứu nước. Đó là Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản sống cách chúng ta hơn 700 năm. Là em của Trần Nhân Tông, khi đất nước có giặc, Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng đã lập được một đội quân, dũng cảm tham gia trận chiến, laaoj nhiều chiến công, góp phần cùng quân và dân nhà Trần chiến thắng giặc Nguyên. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc trơn truyện Bóp nát quả cam. Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: + Đọc trơn bài, phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. + Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện, lời các nhân vật. - GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: giặc Nguyên, Trần Quốc Toản, vương hầu. - GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 4 đoạn như SGK đã đánh số. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: xâm chiếm, căm giận, thuyền rồng, xăm xăm, lăm le,… - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 4 đoạn trong bài đọc. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 132. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu 4 HS đọc 4 câu hỏi trong SGK: + HS1 (Câu 1): Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? + HS2 (Câu 2): Quốc Toản quyết gặp vua để làm gì? + HS3 (Câu 3): Nhà vua khen và ban thưởng cho Quốc Toản như thê nào? + HS4 (Câu 4): Chi tiết Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam nói lên điêu gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS trả lời: Qua câu chuyện, các em hiểu gì về Trần Quốc Toản? |
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc phần chú giải: + Giặc Nguyên: nhà Nguyên – triều đình do người Mông Cổ lập ra ở Trung Quốc, bấy giờ đang âm mưu xâm lược nước ta. + Trần Quốc Toản: Em của vua Trần Nhân Tông, tuổi còn trẻ đã lập nhiều công lớn trong kháng chiến chống giặc Nguyên. + Vương hầu: người có tước vị cao do vua ban. - HS đọc bài. - HS luyện phát âm. - HS luyện đọc. - HS thi đọc. - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Câu 1: Giặc Nguyên cho sứ thân sang nước ta, giả vờ mượn đường để xâm chiếm. + Câu 2: Quốc Toản quyết gặp vua đe xin vua cho đánh vì cho giặc mượn đường là mất nước. + Câu 3: Nhà vua khen Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc lớn, rồi ban cho Quốc Toản một quả cam. + Câu 4: Chi tiết đó nói lên lòng căm giận quân giặc của Quốc Toản. Quốc Toản chỉ nghĩ đến đất nướcc đang bị quân giặc giày xéo, lòng đầy căm hận, vô tình bóp nát quả cam. - HS trả lời: Qua câu chuyện, các em hiểu Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà đã biêt lo cho dân cho nước. |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều chuẩn khác:
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 2
- Giáo án Tiếng Việt lớp 2
- Giáo án Toán lớp 2
- Giáo án Tiếng Anh lớp 2
- Giáo án Đạo đức lớp 2
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 2
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2
- Giáo án Âm nhạc lớp 2
- Giáo án Mĩ thuật lớp 2
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Đề thi Tiếng Anh lớp 2 (cả ba sách)
- Toán Kangaroo cấp độ 1 (Lớp 1, 2)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 2 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Toán lớp 2 (hàng ngày)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều
- Bài tập Toán lớp 2 Kết nối tri thức
- Bài tập Toán lớp 2 Cánh diều
- Đề cương ôn tập Toán lớp 2
- Ôn hè Toán lớp 2 lên lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 2 lên lớp 3