Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 7: Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm, ưa thích sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.

- Trình bàyđược các chức năng cơ bản chung của các phần mềm sơ đồ tư duy.

- Nhận thấy có thể tự tìm hiểu để sử dụng được phần mềm sơ đồ tư duy.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung.

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

2.2. Năng lực Tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực A (NLa):

Phát triển năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

Năng lực C (NLc): Tìm kiếm thông tin: Tải phần mềm Xmind. Bước đầu hình thành tư duy phân tích, thiết kế sơ đồ tư duy sao cho hợp lí.

Năng lực D (NLd):

Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong học và tự học, sử dụng được phần mềm Xmind để tạo được ra sơ đồ tư duy đơn giản.

Năng lực E (NLe):

- Năng lực hợp tác trong môi trường số.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Thiết bị dạy học:

- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu:

- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo

- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút).

a) Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh tìm hiểu về sơ đồ tư duy.

b) Nội dung: Sửa đổi trên sơ đồ tư duy

Bài tập tình huống:

Kế hoạch hè của bạn Trung Anh được thể hiện qua sơ đồ tư duy như sau:

Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 7: Thực hành khám phá phần mềm sơ đồ tư duy

Tuy nhiên, Dịch bệnh COVID -19 diễn ra ngày càng phức tạp nên bạn Trung Anh phải thay đổi kế hoạch hè. Bạn ấy không thể tham gia các hoạt động: võ thuật, kế hoạch nhỏ, đội văn nghệ. Thay vào đó, bạn đã nhờ bố mẹ mua cho khóa học tiếng Anh để trau dồi thêm kiến thức về tiếng Anh của mình.

Làm thế nào để thay đổi lại sơ đồ tư duy theo kế hoạch mới? Em hãy giúp bạn Trung Anh tìm các cách thay đổi sơ đồ tư duy này.

c) Sản phẩm:

- Nêu ra các cách thay đổi sơ đồ tư duy của bạn Trung Anh như:

+ Xóa nhánh tham gia các hoạt động, thêm vào nhánh mới học tiếng Anh online.

+ Vẽ sơ đồ tư duy mới.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập

- Gv đưa ra tình huống như phần nội dung. Yêu cầu HS nghiên cứu theo nhóm bàn thảo luận đưa ra các cách thay đổi sơ đồ tư duy của bạn Trung Anh.

* HS thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu theo nhóm bàn thảo luận đưa ra các cách thay đổi sơ đồ tư duy của bạn Trung Anh.

* Báo cáo, thảo luận

- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả nhóm mình thảo luận.

- Đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung.

* Kết luận, nhận định

- GV chốt các cách của HS và đặt ra câu hỏi: Nếu làm các cách này bằng tay thì sơ đồ tư duy đó còn đẹp hay có tiết kiệm thời gian không? Làm cách nào có thể sửa sơ đồ tư duy này nhanh chóng, tiết kiệm thời gian mà lại đẹp và khoa học?

Để trả lời câu hỏi này, hôm nay, chúng ta cùng “THỰC HÀNH KHÁM PHÁ PHẦN MỀM SƠ ĐỒ TƯ DUY”!

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (28 phút).

Hoạt động 2.1: Chuẩn bị tự khám pháphần mềm sơ đồ tư duy. (7 phút).

a) Mục tiêu: Dự đoán được các chức năng cơ bản của phần mềm sơ đồ tư duy.

b) Nội dung: Chức năng cơ bản của phần mềm sơ đồ tư duy.

- Thực hiện 2 yêu cầu của bài 1 (SGK – 75).

c) Sản phẩm: Hoàn thành 2 yêu cầu của bài 1 (SGK – 75).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: có nhiều phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy, có phần mềm miễn phí, phần mềm phải trả phí, có phần mềm tải xuống máy dùng, có phần mềm cho dùng trực tuyến.

- GV giới thiệu sơ qua về phần mềm Xmind mà HS sẽ khám phá.

- GV nhận xét: Khi đã sử dụng được một phần mềm sơ đồ tư duy thì các em rất dễ dàng sử dụng được những phần mềm sơ đồ tư duy khác, bởi chúng giống nhau ở các chức năng cơ bản.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 người thực hiện 2 yêu cầu của Bài 1(SGK – 75).

* HS thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện Bài 1 theo nhóm 4 người trong thời gian 4 phút.

* Báo cáo, thảo luận

- Hết thời gian các nhóm treo bài làm của nhóm mình lên vị trí của các nhóm theo quy định.

- Các nhóm khác lần lượt đi tham quan nhận xét và bổ sung cho nhóm đó vào phiếu nhận xét của nhóm mình theo mẫu.

* Phiếu nhận xét bài làm các nhóm:

1. Nhóm 1.

* Hình thức:

………………………………………….....

* Nội dung:

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

2. Nhóm 2.

* Hình thức:

………………………………………….....

* Nội dung:

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

* Kết luận, nhận định

- GV chốt: chức năng cơ bản của phần mềm sơ đồ tư duy

- Trong chương trình tin học 6 chúng ta sẽ được làm quen với một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đó là phần mềm Xmind. Vậy phần mềm đó được sử dụng như thế nào ta cùng nghiên cứu tiếp phần 2.

1. Chuẩn bị tự khám phá phần mềm sơ đồ tư duy.

1) Phần mềm sơ đồ tư duy sẽ giúp em vẽ được sơ đồ tư duy, cụ thể là vẽ được một hình cho chủ đề trung tâm, vẽ được các hình cho các chủ đề chính và các đường nối.

2) Những câu hỏi của em là:

Làm thế nào để ra lệnh cho máy:

+ Vẽ chủ đề trung tâm?

+ Vẽ chủ đề con của một chủ đề mẹ?

+ Vẽ đường nhánh nối chủ đề mẹ và chủ đề con?

+ Đưa tên chủ đề vào? Sửa tên chủ đề?

+ Xoá một chủ đề đã vẽ?

+ Điều chỉnh kích thước sơ đồ (hoặc một chủ đề) đã vẽ?

+ ...

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 6 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học