Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 1: Khái niệm thuật toán

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Biết được thuật toán rất thông dụng; nêu được ví dụ minh họa về thuật toán trong cuộc sống hàng ngày; diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán.

- Biết được khái niệm bài toán và thuật toán..

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.

2.2. Năng lực Tin học:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng

Năng lực C (NLc):

- Nêu được ví dụ minh hoạ khái niệm bài toán, thuật toán đơn giản.

- Vận dụng được ý tưởng thuật toán để giải quyết một vài vấn đề đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Thiết bị dạy học:

- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu:

- GV: KHBD, SGK, SBT, tài liệu tham khảo, Video bài múa “Rửa tay en co vi” (học liệu cụ thể cho bài học này, ví dụ Video để trình chiếu).

- HS: SGK, Vở ghi, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái để bắt đầu tiết học qua thứ tự các động tác múa cho HS để tìm hiểu khái niệm thuật toán.

b) Nội dung: HS thực hiện bài múa “Rửa tay en co vi”.

c) Sản phẩm: GV và HS thực hiện đúng theo thứ tự các động tác múa của bài múa “Rửa tay en co vi”.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát màn hình để múa theo.

* HS thực hiện nhiệm vụ

- HS và GV thực hiện theo thứ tự các động tác múa chiếu trên màn hình.

* Báo cáo, thảo luận

- HS phát biểu cảm tưởng.

* Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, khen, chấn chỉnh khi HS múa sai động tác.

Để phòng chống dịch Covid19 cần rửa tay sát khuẩn theo đúng thứ tự các động tác. 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)

Hoạt động 2.1: Thuật toán trong cuộc sống hằng ngày (10 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS bước đầu tìm hiểu được các bước có thứ tự  trong  thuật toán qua 2 ví dụ giới thiệu ở mục 1 trang 80.

b) Nội dung:

- Tìm hiểu mục 1 trang 80:

- Các bước tính diện tích hình thang.

- Các bước rửa tay với xà phòng.

c) Sản phẩm:

- Các bước có thứ tự để “Tính diện tích hình thang”.

- Các bước có thứ tự để “Rửa tay với xà phòng”.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập

- Với nội dung 1: GV yêu cầu học sinh nêu các bước giải bài toán tính diện tích hình thang thông qua bài thơ lục bát (Hoạt động ở trang 80).

- Với nội dung 2: GV Chia lớp thành 5 nhóm và nêu yêu cầu: Các nhóm thảo luận từ 3 đến 5 phút thực hành mô phỏng các bước rửa tay với xà phòng sau đó cử 2 thành viên bất kỳ trong nhóm lên bảng thực hiện. Các nhóm còn lại theo dõi và bình chọn cặp xuất sắc nhất.

* HS thực hiện nhiệm vụ

- Vớinội dung 1:

HS làm việc cá nhân: nghiên cứu chuyển bài thơ thành các bước tính diện tích hình thang.

- Với nội dung 2:

HS làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận về các bước rửa tay và chuẩn bị cử đại diện lên thực hiện

* Báo cáo, thảo luận

- Với nội dung 1: HS phát biểu các bước tính diện tích hình thang

- Với nội dung 2: HS đại diện của một số nhóm được yêu cầu lên mô phỏng các bước rửa tay.

HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung thêm các bước rửa tay (nếu có)

* Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, khen ngợi những nhóm HS có câu trả lời tốt.

GV chốt kiến thức:

- Có thể xem các quy trình gồm các bước rửa tay và tính diện tích hình thang là thuật toán của bài toán rửa tay và thuật toán tính diện tích hình thang.

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta gặp rất nhiều những quy trình (hay thuật toán) như vậy)

1. Các bước để tính diện tích hình thang

Bước 1: Đáy lớn + Đáy nhỏ

Bước 2: Lấy tống của đáy lớn và đáy nhỏ nhân với chiều cao

Bước 3: Kết quả của phép tính ở bước 2 chia cho hai

2. Các bước rửa tay

Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.

Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại

Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại

Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Bước 7: Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Hoạt động 2.2: Bài toán và thuật toán (8 phút)

a) Mục tiêu:

Giúp HS:

- Biết được bài toán cần được phát biểu chặt chẽ, dưới dạng nêu rõ đầu vào là gì và đầu ra là gì.

- Biết và mô tả được theo từng bước thuật toán để giải một bài toán.

b) Nội dung: Khái niệm về bài toán và thuật toán trong trang 81.

c) Sản phẩm:

- Phát biểu của học sinh về bài toán, thuật toán.

- Câu trả lời của HS về đầu vào và đầu ra của của bài toán tính diện tích hình thang.

Đầu vào: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao

Đầu ra: Diện tích hình thang

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập 1

Nhiệm vụ 1:

GV yêu cầuhọc sinh hoạt động cá nhân

Cho ví dụ: Cho hình thang ABCD có chiều dài bằng 12cm, chiều rộng bằng 6cm, chiều cao bằng 4cm.

? Em có nhận xét gì về ví dụ trên.

? Em cần làm gì để ví dụ trên trở thành bài toán?

? Em hãy cho biết điều kiện cần và đủ để xác định một bài toán trên là gì?

* HS thực hiện nhiệm vụ

HS nghiên cứu yêu cầu của giáo viên và chuẩn bị câu trả lời.

- Bài toán: một vấn đềcần giải quyết được phát biểu chặt chẽ và nêu rõ ràng đầu vào là gì, đầu ra là gì.

- Thuật toán: một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin học 6 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học