Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Biết được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh.
- Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ trong cuộc sống hằng ngày.
2.2. Năng lực Tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa): Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực C (NLc):
+ Biết được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh
+ Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh.
Năng lực D (NLd): Sử dụng được phần mềm lập trình Scratch 3.0
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
- GV: KHBD, SGK, SBT, tài liệu tham khảo
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận bài mới.
b) Nội dung: Trò chơi hỏi đáp
c) Sản phẩm: Kết quả của trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập - Hoạt động nhóm thảo luận thống nhất kết quả trên phiếu học tập “TRÒ CHƠI HỎI ĐÁP”. - Một bạn đặt câu hỏi Nếu..., bạn còn lại trả lời Thì…và ngược lại? - Chuẩn bị: Tổ trọng tài gồm 3 người để ghi kết quả. HS Chọn ra 3 đội chơi. Mỗi đội cử 2 thành viên lên chơi. - Cách chơi: + Hỏi và trả lời trong vòng 3 phút. + Một người sẽ đặt câu hỏi Nếu…, bạn còn lại trả lời Thì… Và ngược lại. + Các thành viên còn lại cổ vũ. + Tổ trọng tài ghi kết quả. Câu trả lời của mỗi lượt được ghi lại tương ứng là 1 điểm. Kết quả: Kết thúc trò chơi, các trọng tài tổng kết điểm cho hai đội. Đội thắng cuộc là đội nhanh nhất và có số điểm cao nhất. * HS thực hiện nhiệm vụ +Các nhóm thảo luận bài tập và câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. * Báo cáo, thảo luận - Hai học sinh của mỗi đội cầm kết quả thảo luận lên tham gia trò chơi. - HS ở dưới không tham gia chơi tự đánh giá 2 bạn đại diện nhóm mình lên tham gia trò chơi có sử dụng hết các kết quả mà đội đã thống nhất sau thảo luận và đánh giá nhóm bạn về các câu trả lời, sự linh hoạt,… * Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét từng đội -> đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức chuyển nội dung bài học. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (28 phút)
Hoạt động 2.1: Lựa chọn hành động tuỳ thuộc vào điều kiện (8 phút)
a) Mục tiêu: Biết được hành động tuỳ thuộc vào điều kiện
b) Nội dung: Lựa chọn hành động tùy thuộc vào điều kiện
c) Sản phẩm: Câu lệnh điều kiện phụ thuộc vào từ “NẾU”
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
- Giao nhiệm vụ học tập: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Ví dụ: Tuần này, một nhóm bạn lớp 6 hẹn sẽ chơi cùng nhau sau ba tiết học của chiều thứ Năm như sau: 1) 16 giờ có mặt ở cửa phòng học lóp 6A. 2) Nếu trời mưa: chơi cờ vua trong phòng học lóp 6A. 3) Nếu trời không mưa: chơi đá bóng ở sân trường. Câu 1: Khi thực hiện quy trình trên sẽ xảy ra mấy trường hợp? Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về câu lệnh điều kiện? Câu 3: Khi nào cần cấu trúc rẽ nhánh? - Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. Báo cáo kết quả thảo luận: GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. Câu 1: Khi thực hiện quy trình trên sẽ xảy ra 2 trường hợp bắt đầu bằng từ Nếu Câu 2: Nếu em bị ốm, em sẽ không đi đá bóng. Câu 3: Khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thực toán thì cần cấu trúc rẽ nhánh HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác. GV: Yêu cầu các nhóm chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. Kết luận, nhận định: GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Chốt nội dung kiến thức chính: Lựa chọn hành động tuỳ thuộc vào điều kiện qua các ví dụ |
1. Lựa chọn hành động tuỳ thuộc vào điều kiện - Khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thực toán thì cần cấu trúc rẽ nhánh. |
Hoạt động 2.2: Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh (12 phút)
a) Mục tiêu: Biết thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh.
b) Nội dung: Tìm hiểu mục 2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh (SGK)
c) Sản phẩm: Cú pháp và sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập 1 Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Câu 1: Em hãy nêu cú pháp rẽ nhánh dạng đủ? Cho ví dụ minh họa? Câu 2: Em hãy nêu cú pháp rẽ nhánh dạng khuyết? Cho ví dụ minh họa? * HS thực hiện nhiệm vụ 1 HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. |
2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh * Để thể hiện đúng cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần sau: - Điều kiện rẽ nhánh. - Các bước tiếp theo khi điều kiện được thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh đúng. - Các bước tiếp theo khi điều kiện không thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh sai. Ta quy ước sử dụng cặp từ khoá “Nếu- Trái lại” để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh - Cấu trúc rẽ nhánh kết thúc ngay sau khi gặp “Hết nhánh". |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Tin học 6 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Tin học lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Giáo án Tin học 6 Bài 8: Dự án nhỏ: Lợi ích của sơ đồ tư duy
Giáo án Tin học 6 Bài 2: Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)