Giáo án Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
1. Kiến thức
- Biết quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan.
- Hiểu được nhu cầu nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh cho mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.
2. Kĩ năng
- Thao tác, bước tiến hành thí nghiệm.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để bước đầu giải thích một số hiện tượng trong thiên nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
2. Chuẩn bị của học sinh:
1. Ổn định lớp
Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
Vì sao miền hút là phần quan trọng nhất của rễ? Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao?
3. Bài mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Rễ không chỉ giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất, Vậy rễ cây thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào? |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: quan sát nghiên cứu kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây. - Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
+ Thí nghiệm 1 - GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK. - Thảo luận theo 2 câu hỏi mục thứ nhất: 1. Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? 2. Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích. - Sau khi HS đã trình bày kết quả → GV thông báo kết quả đúng để cả lớp nghe và bổ sung kết quả của nhóm nếu cần. |
(HS hoạt động nhóm) - Từng cá nhân trong nhóm đọc thí nghiệm SGK chú ý tới: điều kiện thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm. - Thảo luận nhóm→ thống nhất ý kiến→ ghi lại nội dung cần đạt được, đại diện của 1→ 2 nhóm trình bày kết quả→ nhóm khác bổ sung. 1. Để chứng minh là cây cần nước như thế nào. 2. Dự đoán cây chậu B sẽ héo dần vì thiếu nước. |
1. Nhu cầu nước của cây: a) Thí nghiệm: - Trồng cải vào 2 chậu đất A, B, tưới nước như nhau. - Những ngày sau chỉ tưới nước ở chậu A, còn chậu b thì không. - Kết quả: chậu B cây chết. |
+ Thí nghiệm 2 - GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm cân rau quả ở nhà. - GV cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo 2 câu hỏi mục thứ hai: 1. Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2, em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây? 2. Hãy kể tên những cây cần nhiều nước và những cây cần ít nước. - GV lưu ý khi HS kể tên cây cần nhiều nước và ít nước tránh nhầm cây ở nước cần nhiều nước, cây ở cạn cần ít nước. - GV hỏi: Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV nhận xét, cho HS ghi bài. |
- Các nhóm báo cáo→ đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm. - HS đọc mục tr.35 SGK→ thảo luận → Đưa ra ý kiến thống nhất - HS trình bày ý kiến→ nhóm khác nhận xét và bổ sung. 1. Nước cần cho cây, từng loại cây, từng giai đoạn cây cần lượng nước khác nhau. 2. HS trả lời theo hiểu biết của mình - HS trả lời theo hiểu biết của mình. - HS rút ra kết luận - HS ghi bài. |
b) Kết luận: - Tấc cả các cây đều cần nước. - Nhu cầu nước phụ thuộc: loại cây, giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây. |
+ Thí nghiệm 3 - GV cho HS đọc TN3 SGK tr.35, hỏi: 1. Theo em, bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì? 2. Dựa vào thí nghiệm trên, em hãy thiết kế 1 thí nghiệm về tác dụng của muối lân và muối kali đối với cây trồng. - GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo nhóm. Thí nghiệm gồm các bước: + Mục đích thí nghiệm; + Đối tượng thí nghiệm; + Tiến hành: Điều kiện và kết quả. - GV nhận xét bổ sung cho các nhóm vì đây là thí nghiệm đầu tiên các em tập thiết kế. - GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi mục . 1. Em hiểu như thế nào là vai trò của muối khoáng đối với cây? 2. Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên giúp em khẳng định diều gì? 3. Hãy lấy ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau. - GV nhận xét → cho điểm HS có câu trả lời đúng. |
- HS đọc SGK kết hợp quan sát hình 11.1 và bảng số liệu ở SGK tr.36 → trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3. 1. Xem nhu cầu muối đạm của cây. 2. HS trong nhóm sẽ thiết kế thí nghiệm của mình theo hướng dẫn của GV. - 1→2 nhóm trình bày thí nghiệm. - HS đọc mục SGK tr.36 trả lời câu hỏi ghi vào vở. 1. Muối khoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường 2. Nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau. 3. HS lấy ví dụ - Một vài HS đọc câu trả lời. |
2. Nhu cầu muối khoáng của cây: - Cây cần nhiều loại muối khoáng. - Cây cần nhiều những loại muối khoáng là: đạm, lân, kali. Nhu cầu các muối trên không giống nhau: ở các giai đoạn sống, loại cây khác nhau. - Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng hòa tan trong nước. |
TIẾT 2 |
||
- GV cho HS nghiên cứu SGK → làm bài tập mục SGK Đáp án: Lông hút, vỏ, mạch gỗ; lông hút - GV nhận xét. - GV treo tranh lên bảng và chỉ lại con đường hút nước và muối khoáng của rễ. - GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: 1. Bộ phận nào của rễ chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan? |
- HS nghiên cứu SGK tr.37 -> hoàn thành bài tập mục - HS tự sửa bài - HS lắng nghe. - HS nghiên cứu SGK trả lời đạt: 1. Lông hút chủ yếu làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hòa tan |
II. Sự hút nước và muối khoáng của rễ: 1. Rễ cây hút nước và muối khoáng như thế nào ? - Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ lông hút. - Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi đến các bộ phận của cây. |
2. Tại sao sự hút nước và muối khoáng của rễ không thể tách rời nhau? - GV nhận xét, cho HS ghi bài. |
2. Vì rễ cây chỉ hút được muối khoáng hòa tan trong nước - HS ghi bài vào vở. |
|
- GV thông báo những điều kiện ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây. - GV gọi HS đọc thông tin tr.38 |
- HS lắng nghe - 2 HS đọc to thông tin |
2. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây: |
- GV hỏi: 1. Đất trồng ảnh hưởng tới sự hút nước và muối khoáng của cây như thế nào? Cho ví dụ.Em hãy cho biết, địa phương em đất trồng thuộc loại nào? |
1. Dựa vào nội dung thông tin SGK tr.38 |
- Các yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu, các loại đất khác nhau, …đều ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng. - Cần cung cấp đủ nước và muối khoáng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. |
2. Cày, xới, cuốc đất có lợi gì? |
2. Làm đất tơi, xốp, giúp rễ con và lông hút lách vào đất dễ dàng, đất giữ được nước và không khí ; tạo điều kiện cho vi khuẩn cố định đạm hoạt động. |
|
3. Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng thế nào đến sự hút nước và muối khoáng của cây? |
3. Dựa thông tin SGK tr.38 |
|
4. Tại sao mùa đông, cây ở vùng ôn đới thường rụng lá? |
4. Nhiệt độ xuống thấp, nước đóng băng làm cho rễ cây không hút được nước và muối khoáng, không có chất dinh dưỡng nuôi cây, lá cây rụng. |
|
- GV nhận xét, cho HS ghi bài. |
- HS ghi bài. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại ?
A. Củ đậu B. Khoai lang C. Cà rốt D. Rau ngót
Câu 2. Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều
A. muối đạm và muối lân. B. muối đạm và muối kali.
C. muối lân và muối kali. D. muối đạm, muối lân và muối kali.
Câu 3. Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây ?
A. Hạt đang nảy mầm B. Ra hoa
C. Tạo quả, hình thành củ D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 4. Chọn các từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được ...(1)... hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... tới ...(3)....
A. (1) : lông hút ; (2) : mạch rây ; (3) : mạch gỗ
B. (1) : lông hút ; (2) : thịt vỏ ; (3) : mạch gỗ
C. (1) : miền chóp rễ ; (2) : thịt vỏ ; (3) : mạch rây
D. (1) : lông hút ; (2) : thịt vỏ ; (3) : mạch rây
Câu 5. Loại đất nào dưới đây thích hợp để trồng cây công nghiệp ?
A. Đất pha cát B. Đất đá ong C. Đất đỏ bazan D. Đất phù sa
Câu 6. Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng các cây hoa màu ở loại đất nào ?
A. Đất đỏ bazan B. Đất phù sa C. Đất pha cát D. Đất đá ong
Câu 7. Vì sao khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ mất đi khả năng hút nước và muối khoáng ?
A. Vì khi đó rễ ở trạng thái trương nước, khiến cho quá trình hút nước ở rễ bị cản trở.
B. Vì khi đó cây bị thiếu ôxi nên hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng.
C. Vì khi đó lượng nước và muối khoáng dồi dào nên chúng tự thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt rễ, đồng thời lông hút sẽ bị tiêu biến do không còn giữ chức năng hút nước và muối khoáng.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 8. Khả năng hút nước của rễ cây trồng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
A. Đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng
B. Tất cả các phương án đưa ra
C. Giá thể sinh trưởng (các loại đất trồng, dung dịch dinh dưỡng khác nhau)
D. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Câu 9. Trong các thực vật sau đây, thực vật nào có rễ dài nhất ?
A. Dừa nước B. Rau má C. Cỏ lạc đà D. Xương rồng
Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những tác nhân khiến cho nhu cầu nước của cây gia tăng ?
A. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm cao
B. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm cao
C. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm thấp
D. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm thấp
Đáp án
1. D |
2. A |
3. D |
4. B |
5. C |
6. B |
7. B |
8. B |
9. C |
10. D |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Chỉ vào tranh con đường hấp thụ nước và muối khoáng hoà tan.? - Vì sao rễ cây ăn sâu lan rộng, số lượng rễ con nhiều? 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
em hãy thiết kế thí nghiệm, để giải thích tác dụng muối lân, muối kali đối với cây? |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách; Đọc phần Em có biết ?
- Soạn bài tiếp theo; Chuẩn bị cành trầu không, vạn niên thanh, củ cà rốt, củ cải, ....
- Kẻ bảng bài tập SGK vào vở bài tập.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:
- Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ
- Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ
- Bài 12: Biến dạng của rễ
- Thực hành - Quan sát biến dạng của rễ
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)