Giáo án bài Ôn tập truyện dân gian (Tiết 2) - Giáo án Ngữ văn lớp 6

1. Kiến thức

- Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

2. Kĩ năng

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi ôn tập truyện dân gian .

- Có ý thức biết hệ thống hóa kiến thức.

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Thế nào là truyền thuyết? Cổ tích? Ngụ ngôn? Truyện cười?

3. Bài mới

Giờ học hôm nay, chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu các thể loại của truyện DG để xem chúng có điểm gì giống và khác nhau…

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi và bài tập chuẩn bị.

I- So sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại

1. Truyền thuyết và cổ tích:

a. Giống nhau:

- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.

b. Khác nhau:

Thể loại Truyền thuyếtCổ tích
Nhân vật. Kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật nhất định.
Nội dung, ý nghĩa. Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
Tính xác thực. Người kể, người nghe tin câu chuyện là có thật.Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật.

* GV: Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với tự nhiên, truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn “ thầy bói xem voi” thường gây cười.

HS trao đổi nhóm

- Nói như (a) đúng hay sai? Vì sao? Lấy dẫn chứng để chứng minh?

- Tìm các sự thực lịch sử có trong các truyền thuyết đã học? Xếp các chi tiết đó theo thứ tự trước, sau?

- Sức sống của 3 loại truyện?

- GV gợi ý- HS kể

Lớp nhận xét- GV sửa

2. Truyện ngụ ngôn và truyện cười:

a. Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười.

b. Khác nhau:

- Truyện cười: gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.

- Truyện ngụ ngôn: khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.

3. Trao đổi về một số vấn đề sau

a. Cố lõi của truyền thuyết là sự thực lịch sử

- Đúng.

- Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử thời quá khứ (được lí tưởng hoá)

Ví dụ :

+ Thánh Gióng :

- Giặc Ân xâm lược

- Vai trò của đoàn kết toàn dân- chuẩn bị vật chất, vũ khí cho chiến đấu chống xâm lược.

- Vai trò của người anh hùng trong chiến đấu.

- Sắc phong của vua ban : Phù Đổng Thiên Vương.

- Đền thờ- làng Gióng- hội Gióng

+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh :

- Công cuộc chinh phục thiên tai, bão lũ của nhân dân ta từ ngàn xưa.

- Sức mạnh của đoàn kết toàn dân chống thiên tai

- Sức mạnh tàn phá của bão lũ.

- Việc đắp đê ngăn lũ của nhân dân từ xưa.

b. Vì sao nhân dân thích nghe cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn?

- Là tiếng nói của nhân dân, ước mơ, khát vọng muôn đời gửi gắm trong truyện.

- Nhiều chi tiết hấp dẫn, bất ngờ, lôi cuốn.

- Bài học giáo dục nhẹ nhàng, khéo léo, tiếng cười vui mà phê phán sâu sắc.

3. Kể ngược truyện “Treo biển” thành “ Lại treo biển”

Dựa vào nội dung truyện “Treo biển” kể ngược từ kết truyện → mở truyện thành “lại treo biển”.

4. Củng cố, luyện tập

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại?

- Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài.

- Nêu cảm nghĩ về các nhân vật trong truyện đã học.

- Soạn bài : Chỉ từ.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học