Giáo án bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Giáo án Ngữ văn lớp 6

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.

- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

2. Kĩ năng

- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.

- Có ý thức biết liên tưởng, tưởng tượng trong văn kể chuyện.

1. Giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

Thế nào là kể chuyện tưởng tượng. ?

3. Bài mới

Thông qua giờ luyện tập giúp học sinh nắm chắc hơn kiến thức về cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

- Đọc đề bài SGK.

- Em hãy xác định yêu cầu của đề bài về thể loại, nội dung, phạm vi?

- Dàn bài của bài văn kể chuyện gồm mấy phần? Phần mở bài ta cần viết những gì?

- Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi? Lúc đó em đang học đại học hay đi làm?

- Em về thăm trường vào dịp nào?

- Tâm trạng của em trước khi về thăm trường?

- Mái trường sau mười năm có gì thay đổi?

- Các thầy cô giáo trong mười năm như thế nào? Thầy cô giáo cũ có nhận ra em không? Em và thầy cô đã gặp gỡ và trò chuyện với nhau ra sao?

- Gặp lại các bạn cùng lớp em có tâm trạng và suy nghĩ gì?

- Phút chia tay diễn ra như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì sau lần về thăm trường?

- Gọi hS đọc đề bài.

- Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài.

- Mở bài cần nêu ý gì?

- Thân bài cần kể ra sao?

- Kết bài?

Đề bài 1: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.

1. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể việc)

- Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường cũ sau mười năm.

- Phạm vi: tưởng tượng về tương lai ngôi trường sau mười năm.

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài:

- Giới thiệu bản thân: tên, tuổi, nghề nghiệp.

- Thăm trường vào ngày hội trường 20 - 11.

b. Thân bài:

- Tâm trạng trước khi về thăm trường: bồi hồi, hồi hộp..

- Cảnh trường lớp sau mười năm có sự thay đổi:

+ Phòng học, phòng giáo viên được tu sửa khang trang, đẹp đẽ với trang thiết bị hiện đại.

+ Các hàng cây lên xanh tốt toả bóng mát rợp cả sân trường.

+ Xung quanh sân trường các bồn hoa, cây cảnh được cắt tỉa công phu.

- Thầy cô giáo mái đầu đã điểm bạc, có thêm nhiều thầy cô giáo mới.

- Gặp lại thầy cô em vui mừng khôn xiết, thầy cô cũng hết sức xúc động khi gặp lại trò cũ. Thầy trò hỏi thăm nhau rối rít.

- Các bạn cũng đã lớn, người đi học, người đi làm. Chúng em quấn quýt ôn lại chuyện cũ.

+ Hỏi thăm nhau về cuộc sống hiện tại và lời hứa hẹn.

c. Kết bài:

- Phút chia tay lưu luyến bịn rịn.

- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường (cảm động, yêu thương, tự hào).

Đề bài 2 : Em hãy đóng vai một chú voi mà nơi sinh sống của nó đang bị đe dọa bởi sự biến đổi của môi trường kể lại cuộc sống của chính mình.

1. Tìm hiểu đề:

- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng.

- Nội dung: Cuộc sống của chú voi bị đe doạ bởi sự biến đổi môi trường.

- Phạm vi: tưởng tượng về tương lai của chú voi khi môi trường sống bị biến đổi.

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài:

- Nhập vai chú voi kể về cuộc sống của mình bị đe doạ khi môi trường sống bị biến đổi.

b. Thân bài:

- Cuộc sống của voi trước khi môi trường bị thay đổi.

- Khi môi trường thay đổi đe doạ cuộc sống của voi :

+ Cây cối bị chặt phá, lũ lụt xảy ra.

+ Rừng bị thu hẹp, thiếu nguồn thức ăn, thiếu không khí trong lành.

+ Con người săn bắn các loài thú.

+ Cuộc sống tù túng, chật hẹp.

+ Đe doạ sự tồn tại của họ nhà voi nói riêng và các loài thú nói chung.

c. Kết bài:

- Cảm nghĩ về cuộc sống hiện tại.

- Mong ước có cuộc sống tốt đẹp trong môi trường thiên nhiên trong lành.

4. Củng cố, luyện tập

- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?

- Nhận xét giờ học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài.

- Hoàn thiện các bài tập.

- Soạn bài : Con hổ có nghĩa.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học