Giáo án bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim) - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim) Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt:

- Nhận diện được kiểu bài viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)

- Nhận diện và phân tích được phương pháp thực hiện kiểu bài viết bài viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)

- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)

- Đánh giá được kết quả bài viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Em có yêu thích một bài thơ nào không? Hãy đọc bài thơ đó? Điều gì khiến em ấn tượng về bài thơ? Hay em có thích một bộ phim nào không? Kể sơ lược nội dung bộ phim? Em ấn tượng điều gì trong bộ phim đó?

B2. Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.

B3. Báo cáo thảo luận: GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

B4. Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kiểu bài và cách viết dạng bài: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn

a. Mục tiêu: Xác định được một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn

b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

+ Trình bày khái niệm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)

+ Xác định yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học;

- HS trình bày sản phẩm.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

* Tri thức về kiểu bài:

1. Kiểu bài

Nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc bộ phim là kiểu bài nghị luận văn học dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm văn học (kịch bản VH) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim) đó.

2. Yêu cầu đối với kiểu bài

- Về nội dung:

Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học hoặc bộ phim dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí lấy từ tác phẩm.

- Về hình thức:

Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí.

- Bố cục bài viết gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tên tác phẩm văn học hoặc bộ phim, tác giả; khái quát nội dung chính…), hoặc nêu định hướng của bài viết.

+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc/người nghe.

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Phân tích kiểu văn bản Xung đột trong bi kịch Vũ Như Tô:

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì?

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Người viết đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng nào để khẳng định: Xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong văn bản?

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Bạn rút ra được lưu ý gì khi viết văn bản nghị luận về một vở bi kịch từ văn bản trên?

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và nhận xét

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận;

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

II. Bài viết tham khảo

Phân tích kiểu văn bản Xung đột trong bi kịch Vũ Như Tô: 

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Vấn đề nghị luận: Xung đột trong bi kịch của Vũ Như Tô. 

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

Người viết đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng sau:

- Lí lẽ 1: Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc là tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Vục để thực hiện mộng lớn.

+ Ông đòi vua của mình toàn quyền làm việc, kẻ nào tái lệnh chém bêu đầu. Công trình với năm vạn thợ bên trong và mười vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh nước ngoài.

+ Cái quyền sống của nhân dân bị hi sinh không thương tiếc trong cuộc chiến ấy được phát lên thành nhiều lần và từ nhiều miệng… 

+ …

- Lí lẽ 2: Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh của cái đẹp và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con người là sự thực hiện mệnh lệnh của cái thiện., thì trước chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa cái đẹp và cái thiện.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Chân trời sáng tạo):

- Khi viết văn bản nghị luận về một vở kịch cần lưu ý:

+ Nêu được vấn đề cần nghị luận.

+ Đưa ra các dẫn chứng, lí lẽ phù hợp, chính xác.

+ Khẳng định lại luận đề sau khi phân tích. 

+ …

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học