Giáo án bài Ôn tập trang 140 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Ôn tập trang 140 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT sẽ giúp Giáo viên dễ dàng soạn giáo án Văn 11.

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU 

1. Về kiến thức: 

- Nhận diện và trình bày được các yếu tố của bi kịch: Xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.

- Xác định và phân tích được những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và những lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết.

- Trình bày được các lưu ý khi viết một văn bản nghị luận giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim.

- Chia sẻ được ý nghĩa của lẽ sống đối với mỗi người.

2. Về năng lực:

- Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề...

3. Về phẩm chất:

- HS biết liên hệ các vấn đề về ý chí, lí tưởng và lẽ sống cao đẹp của mỗi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung

- GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Xác định được kiến thức

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu bảng: HS điền bảng K – W – L nhắc lại những kiến thức đã học trong chủ đề

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ và trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Học sinh chia sẻ

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên dẫn dắt vào bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm

- GV hướng dẫn HS ôn tập về tri thức Ngữ văn bài 5.

B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu.

B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày;

- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung

(Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo)

B4: Kết luận, nhận định (GV):

- Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2.

- Nhận xét phần trình bày của các nhóm.

1. Bi kịch là thể loại kịch tập trung khai thác những xung đột gay gắt giữa những khát vọng cao đẹp của con người với tình thế bi đát của thực tại, dẫn tới sự thảm bại hay cái chết của nhân vật.

2. Hành động trong bi kịch là hệ thống hành động của các nhân vật được tổ chức và kết nối lại, tạo nên sự phát triển của cốt truyện bi kịch. Hành động của các nhân vật bi kịch, cũng như hành động của nhân vật kịch nói chung, thường được phân thành hai dạng chính: các hành động bên ngoài (lời nói, cư xử, hoạt động) và hành động bên trong (sự chuyển biến nội tâm, các độc thoại nội tâm).

3. Cốt truyện bi kịch là tiến trình của các sự việc, biến cố trong câu chuyện kịch được tổ chức tạo nên sự phát triển xung đột, cũng như sự phát triển hành động và tính cách các nhân vật. Đó thường là một chuỗi các sự kiện dẫn đến những tổn thất, đau thương trong cuộc đời nhân vật chính (từ đỉnh cao danh vọng, quyền uy, hạnh phúc... đến cái chết hoặc sự mất mát khủng khiếp của nhân vật).

4. Xung đột bi kịch là nhân tố tổ chức tác phẩm kịch, thể hiện sự va chạm, đấu tranh, loại trừ giữa các thế lực đối lập giữa các mặt khác nhau của cùng một tính cách, giữa các tính cách nhân vật khác nhau, hoặc giữa tính cách nhân vật với hoàn cảnh. Xung đột bi kịch thường nảy sinh giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém hoặc giữa khát vọng cao cả với số phận khắc nghiệt.

5. Nhân vật chính của bi kịch thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá. Những nhược điểm, sai lầm đó sẽ buộc nhân vật phải trả giá rất đắt, thậm chí bằng cả cuộc đời của mình và những gì mình trân trọng.

6. Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch: Những chấn động cảm xúc mạnh mẽ mà bi kịch gây nên trong tâm hồn khán giả là cơ sở tạo nên hiệu ứng thanh lọc của thể loại này. Thoạt tiên, bi kịch khiến khán giả thương xót trước số phận bi đát của một con người vốn cao quý, tốt đẹp; sợ hãi trước cái chết, trước những mất mát khủng khiếp. Tuy nhiên, sâu xa hơn, bi kịch khiến khán giả nhận ra, thức tỉnh và đồng cảm trước những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời; đau đớn trước sự huỷ diệt những giá trị đó. Từ đây, họ có thể giải tỏa sự xót thương, nỗi sợ hãi thường tình, hướng tâm hồn tới cái cao cả, phấn đấu cho những sức mạnh tinh thần lớn lao.

7. Chủ đề chính và chủ đề phụ: Trong những tác phẩm văn học cỡ lớn (truyện lịch sử, truyện thơ, tiểu thuyết, hay kịch bản văn học... gồm nhiều phần, nhiều chương khúc) thường có nhiều chủ đề. Trong đó, có một chủ đề chính và một số chủ đề phụ xoay quanh chủ đề chính. Ví dụ ở Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái), chủ đề chính là quá trình thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời Tây Sơn diệt Trịnh. Xoay quanh chủ đề chính là các chủ đề phụ tình trạng lục đục trong phủ chúa Trịnh, chiến công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung.... Người đọc có thể xác định chủ đề chính dựa vào nhan đề, nội dung bao quát, hình tượng trung tâm, tổng thể các chi tiết, sự việc chính... của tác phẩm.

8. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Khi viết, người viết có điều kiện chọn lọc các phương tiện ngôn ngữ còn khi đọc, người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ lưỡng. Vì vậy, ngôn ngữ viết có những đặc điểm cơ bản sau:

• Được thể hiện bằng chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

• Sử dụng từ ngữ chọn lọc, phù hợp với từng phong cách; tránh sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

• Có thể sử dụng câu dài, nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.

• Có thể kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ...

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học