Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Xã hội nguyên thủy

- Biết được sự xuất hiện con người trên Trái Đất: thời điểm, động lực....

- Hiểu được sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.

- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.

- Bước đầu hình thành được ở HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh.

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh ảnh, so sánh, nhận xét

Trực quan, phát vấn, phân tích, giải quyết vấn đề …..

- Tranh ảnh, hiện vật công cụ lao động, đồ trang sức (SGK).

- Lược đồ thế giới.

- Ti vi.

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan

- Phiếu học tập

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Công lịch là gì? Cách tính thời gian theo Công lịch?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là sự xuất hiện con người trên Trái Đất, sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn và vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem các bức tranh dưới đây, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

+ Người nguyên thủy dùng nguyên liệu gì để làm công cụ lao động?

+ Người nguyên thủy sống như thế nào?

- Dự kiến sản phẩm

+ Người nguyên thủy dùng nguyên liệu đá để làm công cụ lao động.

+ Người nguyên thủy sống theo bầy, hái lượm, săn bắt …

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Xã hội nguyên thủy (mới, chuẩn nhất)

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Vậy con người đầu tiên xuất hiện khi nào, ở đâu, họ sinh sống và làm việc như thế nào, để biết chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Sự xuất hiện con người trên Trái Đất

- Mục tiêu: HS cần biết được sự xuất hiện con người trên Trái Đất: thời điểm, động lực.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện : Tranh H3, H4, H5 SGK, lược đồ thế giới, ti vi.

- Thời gian: 13 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1, mục 2 và quan sát H3, H4, H5 SGKvà lược đồ thế giới (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Nhóm 1: Loài vượn cổ sống ở đâu? Loài vượn cổ này có dáng đi như thế nào? Cuộc sống sinh hoạt của họ ra sao?

+ Nhóm 2: Người tối cổ khác với loài vượn ở những điểm nào? Thời gian xuất hiện, dấu tích được tìm thấy ở đâu? Người tối cổ sống như thế nào?

+ Nhóm 3: Mô tả hình dáng Người tinh khôn? Họ sống cách chúng ta khoảng bao nhiêu năm? Dấu tích tìm thấy ở đâu?

+ Nhóm 4: Cuộc sống của Người tinh khôn khác cuộc sống Người tối cổ như thế nào?

Nhờ vào đâu vượn cổ chuyển biến thành người?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV chốt ý bằng sơ đồ sơ đồ:

- Vượn cổ→ Người tối cổ→ Người tinh khôn

GDMT: Nhờ có quả trình lao động từ loài vượn cổ chuyển thành người. Qua đó, thấy được vai trò quan trọng của lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người .

- Vượn cổ: loài vượn có hình dáng người, sống cách ngày nay khoảng 5

- 6 triệu năm

- Người tối cổ

+ Thời gian xuất hiện: khoảng 3-4 triệu năm trước đây.

+ Đặc điểm: thoát khỏi giới động vật, con người đi bằng 2 chân, đôi tay khéo léo, biết sử dụng hòn đá, cành cây…làm công cụ .

+ Biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa

+ Nơi tìm thấy di cốt: Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu...

- Người tinh khôn:

+ Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm trước.

+ Đặc điểm: có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát phát triển.

+ Nơi tìm thấy: khắp các châu lục.

- Nhờ có quá trình lao động đã chuyển biến từ vượn thành người.

2. Hoạt động 2: Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn

- Mục tiêu: HS hiểu được sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện : Tranh H5 SGK,ti vi

- Thời gian: 8 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Quan sát H5 SGK (3 phút), thảo luận cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu sau:

+ Người tinh khôn khác Người tối cổ ở điểm nào?

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Xã hội nguyên thủy (mới, chuẩn nhất)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến để theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV chốt ý: Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ hai của con người: lớp lông mỏng nhất → màu da khác nhau → hình thành 3 chủng tộc lớn của con người.

- Người tối cổ: Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày cao, khắp cơ thể phủ một lớp lông ngắn, dáng đi hơi còng, lao về phía trước, thể tích sọ não từ 850cm3-1100cm3

- Người tinh khôn: Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ khéo léo, thể tích sọ não lớn 1450cm3.

3. Hoạt động 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã

- Mục tiêu: HS biết được sản xuất phát triển, dẫn đến của cải dư thừa; giai cấp xuất hiện; nhà nước ra đời.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện : Tranh H6, H7 SGK,ti vi

- Thời gian: 8 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 và quan sát H6,7 SGK (3 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

+Nhóm lẻ : Công cụ kim loại được phát minh thời gian nào? Cho biết ưu điểm của công cụ bằng đồng so công cụ đá?

+ Nhóm chẵn: Công cụ bằng kim loại đã có tác động như thế nào đến sản xuất và xã hội của Người tinh khôn

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- linh hoạt).

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV chốt ý bằng sơ đồ sơ đồ:

- Công cụ kim loại -> SX phát triển -> của cải dư thừa -> XH phân hoá giàu, nghèo -> XH nguyên thuỷ tan rã -> xuất hiện giai cấp -> nhà nước ra đời.

- Khoảng 4000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại (đồng và quặng sắt) và dùng kim loại làm công cụ lao động.

- Nhờ công cụ lao động, con người có thể khai phá đất hoang, tăng thêm diện tích trồng trọt... sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện cuả cải dư thừa.

- Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có, xã hội phân hoá giàu nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần dần tan rã

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: sự xuất hiện con người trên Trái Đất, sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn và vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời .

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

A. Nam Phi

B. Đông Nam Á

C. Nam Mĩ

D. Tây Phi

Câu 2: Con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tao ra công cụ vào thời gian nào?

A. 4000 năm TCN

B. 4 triệu năm

C. 3000 năm TCN

D. 5 triệu năm

Câu 3: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Đồng .

B. Nhôm.

C. Sắt.

D. Kẽm.

Câu 4: Người tối cổ sống như thế nào?

A. Theo bộ lạc.

B. Theo thị tộc.

C. Đơn lẻ.

D. Theo bầy.

Câu 5: Nguyên nhân chính làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã là do

A. năng suất lao động tăng.

B. xã hội phân hoá giàu nghèo.

C. công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện.

D. có sản phẩm thừa.

Câu 6: Quá trình tiến hoá của loài người diễn ra như thế nào?

A. Vượn cổ -> Người tối cổ -> Người tinh khôn

B. Vượn cổ -> Người tinh khôn -> Người tối cổ.

C. Người tinh khôn -> Người tối cổ -> Vượn cổ

D. Người tối cổ -> Vượn cổ -> Người tinh khôn.

Câu 7: Vượn cổ chuyển hóa thành người thông qua quá trình

A. tìm kiếm thức ăn.

B. chế tạo ra cung tên.

C. tạo ra lửa .

D. Lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động

Câu 8: Con người bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh khi

A. biết chế tạo ra lửa.

B. biết làm nhà để ở, may áo quần để mặc.

C.biết thưởng thức nghệ thuật vào sáng tạo thơ ca.

D. xã hội hình thành giai cấp và nhà nước.

+ Phần tự luận

Câu 9: Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn như thế nào?

- Người tối cổ: Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày cao, khắp cơ thể phủ một lớp lông ngắn, dáng đi hơi còng, lao về phía trước, thể tích sọ não từ 850cm3- 1100cm3

- Người tinh khôn: Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, bàn tay nhỏ khéo léo, thể tích sọ não lớn 1450cm3

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS biết nhận xét, so sánh.

- Phương thức tiến hành: các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Em hãy cho biết vai trò của lao động đối với bản thân và xã hội?

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Hoàn thành bảng so sánh sau:

Giáo án Lịch Sử 6 Bài 3: Xã hội nguyên thủy (mới, chuẩn nhất)

+ Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Thời gian xuất hiện và địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại PĐ?

- Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

- Nhà nước cổ đại PĐ do ai đứng đầu? Người đó có quyền gì?

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học