Giáo án Lịch Sử 6 Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (tiếp theo)
- Biết được cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược (diễn biến chính : thời Lý Bí lãnh đạo, thời Triệu Quang Phục lãnh đạo, kết quả).
- Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc của ông cha ta. Giáo dục ý chí kiên cường bất khuất chống quân xâm lược của dân tộc.
- HS biết nhận thức rõ nguyên nhân của sự kiện, biết đánh giá sự kiện lịch sử.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích và đọc bản đồ lịch sử, tường thuật diễn biến khởi nghĩa.
- Năng lực chung:Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Quan sát lược đồ, trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí và Triệu Quang Phục.
Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
- Ti vi.
- Máy vi tính.
- Giáo án word và Powerpoint.
- Hình ảnh, lược đồ khởi nghĩa Lý Bí, Triệu Quang Phục.
- Phiếu học tập…
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược thời Lý Bí lãnh đạo và Triệu Quang Phục lãnh đạo, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và Triệu Quang Phục.
? Em biết gì về các bức ảnh trên?
- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và Triệu Quang Phục.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Mùa xuân năm 544 cuộc khởi nghĩa Lý Bí thành công. Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân với hi vọng đất nước, dân tộc sẽ được trường tồn nhưng nhà Lương không chấp nhận thất bại chúng quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Vậy cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược lần thứ ba điễn ra như thế nào? Nước Vạn Xuân có được trường tồn mãi mãi không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Chống quân Lương xâm lược
- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Lương thời Lý Bí lãnh đạo.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 13 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 1. Thảo luận nhóm cặp đôi - Dùng lược đồ trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược lần thứ ba. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) ? Sau 2 lần thất bại thái độ của nhà Lương như thế nào? - Tháng 5 - 545 nhà Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu và tướng Trần Bá Tiên chỉ huy 1 đạo quân theo 2 đường thuỷ bộ vào Vận Xuân. ? Trước tình hình đó Lý Nam Đế đã làm gì? - Trình bày trên bản đồ. ? Vì sao Lý Nam Đế chọn hồ Điển Triệt để đóng quân? - HS trả lời theo SGK ? Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của Lý Nam Đế thất bại? - Nước Vạn Xuân mới thành lập, lực lượng còn yếu, quân Lương mạnh dồn sức tấn công liên tục, tướng giặc rất lão luyện xảo quyệt ? Theo em sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao? - Không phải, vì cuộc đâú tranh của nhân dân ta vẫn còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Tháng 5 - 545, nhà Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ bộ tiến xuống Vạn Xuân. - Quân ta chặn đánh địch không được, phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, thành vỡ. Lý Nam Đế rút về giữ thành Gia Ninh (Phú Thọ), rồi rút về hồ Điển Triệt, sau đó phải rút vào động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ). Năm 548, Lý Nam Đế mất. |
2. Hoạt động 2: Triêu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
- Mục tiêu: Trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Lương thời Triệu Quang Phục lãnh đạo.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 14 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS đọc mục 4. Thảo luận nhóm. + Nhóm 1,2: ? Vì sao Lý Bí lại trao quyền cho Triệu Quang Phục? ? Việc đầu tiên Triệu Quang Phục làm sau khi được trao quyền lãnh đạo nghĩa quân là gì? + Nhóm 3,4: ? Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ kháng chiến? ? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương đã diễn ra như thế nào? + Nhóm 5,6: ? Triệu Quang Phục đã dùng cách đánh nào để đánh bại quân Lương? ? Em có suy nghĩ gì về cách đánh của Triệu Quang Phục? ?Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Triệu Quang Phục là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa, được Lý Bí tin cậy. Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống lại quân Lương. - Ông cho lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên), lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tình thế giằng co kéo dài. Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Quân ta phản công, đánh tan quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. |
3. Hoạt động 3: Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?
- Mục tiêu: Biết được nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 8 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
---|---|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS đọc mục 5. ? Sau khi đánh bại quân Lương Triệu Quang Phục đã làm gì? - HS: Trả lời. *GV: Năm 571 Lý Phật Tử từ phía nam kéo về cướp ngôi. Năm 589 nhà Tuỳ lên thay, quân Tuỳ xâm lược Vạn Xuân. ? Vì sao quân Tuỳ lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu? Vì sao Lý Phật Tử không đi? - Nhà Tuỳ muốn bắt ông, nhân đó lập lại chế độ thống trị ở nước ta.Vì ông đề phòng âm mưu nham hiểm của kẻ thù và tích cực chuẩn bị kháng chiến. ? Lý Phật Tử chuẩn bị kháng chiến như thế nào? - Tăng thêm quân ở những nơi trọng yếu. ? Nhà nước Vạn Xuân đã kết thúc như thế nào? - Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc. *GV: Dưới sự lãnh đạo của Lý Bí và Triệu Quang Phục nhân dân ta đã anh dung chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược Lương giành lại chủ quyền đất nước nhưng với âm mưu thôn tính và đồng hóa dân tộc ta một lần nữa nhà Tùy lại đem quân xâm lược nước ta. Nhà nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc. GDMT: Các di tích, đền thờ các nhân vật lịch sử có công với đất nước Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm) Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. - 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi của Triệu Quang Phục. Năm 603, 10 vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.
- Thời gian: 3 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Vị tướng nào của nhà Lương đã đem quân sang đàn áp Lý Nam Đế?
A. Trần Bá Tiên.
B. Mã Viện.
C. Tiêu Tư.
D. Phạm Tu.
Câu 2: Hồ Điển Triệt bị đánh úp, Lý Nam Đế rút về
A. Phong Khê.
B. Động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ).
C. Đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).
D. Bạch Hạc – Việt Trì.
Câu 3: Triệu Quang Phục đã dùng chiến thuật gì để đánh quân Lương?
A. Vườn không nhà trống.
B. Cho quân nghi binh ở bãi đất cao.
C. Ban ngày hành quân thần rốc, linh hoạt.
D. Ban ngày ẩn mặt, ban đêm đánh úp trại cướp vũ khí, lương thực.
Câu 4: Triệu Quang Phục lên ngôi vua tự xưng là gì?
A. An Dương Vương.
B. Lý Việt Vương.
C. Triệu Việt Vương.
D. Dạ Trạch Vương.
Câu 5: Tại sao vào tháng 5 năm 545, Lý Nam Đế thất bại trong cuộc chiến đấu chống quân lương?
A. Lương thực cạn kiệt.
B. Lực lượng địch quá mạnh.
C. Nhân dân không ủng hộ.
D. Lãnh đạo không đoàn kết.
Câu 6: Tại sao nhà Tùy đòi Lý Phật Tử phải sang chầu?
A. Vua Tùy muốn kết nghĩa anh em với Lý Phật Tử.
B. Nhà Tùy muốn xem mặt vua nước ta.
C. Nhà Tùy muốn giúp đỡ nhân dân ta.
D. Nhà Tùy muốn bắt giữ Lý Phật Tử để lập lại chế độ cai trị như cũ.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Hoàn thành bảng thống kê về diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của Lý Bí?
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra một tiết.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)
- Giáo án Lịch Sử 6 Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)