Giáo án Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

- Biết được công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập.

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (thời gian, những trận đánh chính, kết quả).

- Giải thích vì sao nhân dân ta tôn thờ Hai Bà Trưng. Liên hệ với địa phương (đường phố, đền thờ, di tích ...).

- Nhận xét về lực lượng quân Hán ở lần sau với lần trước.

- HS hiểu rõ tinh thần bất khuất của dân tộc ta.

- Ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.

- Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử.

- HS bước đầu làm quen với kể chuyện lịch sử.

- Năng lực chung:Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Quan sát hình 44 SGK, trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

+ Quan sát hình 45 SGK, giải thích vì sao nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi.

Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

- Ti vi.

- Máy vi tính.

- Giáo án word và Powerpoint.

- Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

- Tranh ảnh, chuyện kể.

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là những việc làm của Hai Bà Trưng sau khởi nghĩa thắng lợi, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV Giáo viên cho xem hình ảnh về Hai Bà Trưng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

? Hình ảnh trên nhắc đến vị anh hùng dân tộc nào?

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, đánh đuổi quân đô hộ ra khỏi đất nước, Hai Bà Trưng đã cùng nhân dân ta tiến hành xây dựng đất nước cùng với kháng chiến để giữ nền tự chủ trước cuộc xâm lược của quân Hán (42- 43). Để hiểu rõ về những việc làm này chúng ta cùng đi vào bài họ

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập

- Mục tiêu: Biết và ghi nhớ những việc làm của Hai Bà Trưng sau khởi nghĩa thắng lợi.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 1 SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi:

+ Nhóm 1,2: - Sau khi đánh đuổi quân Đông Hán , Hai Bà Trưng đã làm để giữ vững nền độc lập?

+ Nhóm 3,4: - Việc suy tôn Trưng Trắc lên làm vua có ý nghĩa gì?

+ Nhóm 5,6: - Những việc làm của Trưng Trắc có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm)

? Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa vua Hán có thái độ như thế nào?

- Vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị…

? Vì sao vua Hán không tiến hành đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị?

- Vì lúc này ở Trung Quốc, nhà Hán phải lo đối phó với cac cuộc chiến tranh của nông dân và thực hiện bành trướng lãnh thổ…Sau những tổn thất năm 40, nhà Hán muốn tranh thủ thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Trưng Trắc được tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công.

- Các lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ, xá thuế hai năm liền cho dân.

2. Hoạt động 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

- Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2. Thảo luận nhóm cặp đôi

+ Quan sát hình 44 SGK, trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở (các câu hỏi này có thể gợi ý trong phần trình bày của các nhóm)

? Năm 42 quân Đông Hán đã tấn công vào nước ta như thế nào?

- GV giải thích thêm: Hợp Phố (Quảng Châu – Trung Quốc ngày nay) Hợp Phố nằm trong châu Giao.

?Tại sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?

- Là một tên hung bạo, xảo quyệt, có nhiều kinh nghiệm đàn áp các cuộc khởi nghĩa và được vua Hán phong là phục ba tướng quân.

? Em có nhận xét gì về lực lượng của nhà Đông Hán?

- Quân mạnh, tướng hung bạo.

? Nhận xét về lực lượng quân Hán ở lần sau với lần trước?

GV Nói về lực lượng của ta…

? Sau khi chiếm được Hợp Phố quân Mã Viện tiến vào nước ta như thế nào?

Gọi HS đọc đoạn viết về Lãng Bạc.

? Vì sao Mã Viện sau này nhớ về Lãng Bạc lại kinh hoàng?

GV giải thích thêm về sự hy sinh anh dũng của Hai Bà.

? Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?

? Hiện nay ở địa phương ta có công trình văn hoá nào mang tên Hai Bà? Hàng năm nhà trường có những hoạt động gì để kỷ niệm về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

HS: Suy nghĩ trả lời.

GV chiếu hình ảnh đền thờ Hai Bà Trưng.

? Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi nói lên điều gì?

- Thể hiện long thành kính và nhớ ơn của người dân đối với những người có công với nước, đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

? Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử?

- HS: Không vứt rác bừa bãi, tố giác kẻ gian ăn cắp đồ vật…

GV: Hiện nay việc giữ gìn, bảo vệ di sản trong văn hóa trong dân cư còn quá ít. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền thường xuyên các kiến thức liên quan đến các di sản để mọi người nhận thức về giá trị của nó và họ sẽ không xâm phạm hủy hoại di tích.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a. Diễn biến, kết quả

- Thời gian:từ tháng 4 - 42 đến tháng 11 - 43.

- Mã Viện chỉ huy đạo quân gồm hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu.

- Những trận đánh chính:

+ Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chủ động rút khỏi Hợp Phố.

+ Tại Lãng Bạc, diễn ra những cuộc chiến ác liệt.

+ Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh rồi về Cấm Khê. Cuối tháng 3 - 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch), Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.

- Cuộc kháng chiến còn tiếp tục đến tháng 11 - 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân về nước.

b. Ý nghĩa

- Cuộc khởi nghĩa thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược?

A. Xây dựng hệ thống giao thông kiên cố.

B. Luyện tập võ nghệ.

C. Chuẩn bị xe thuyền, tích trữ lương thực.

D. Rèn đúc vũ khí.

Câu 2: Sau khi đánh thắng quân Hán, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua gọi là gì?

A. Trưng Vương.

B. Vua Bà.

C. Bà Vương.

D. Triệu Vương.

Câu 3: Vì sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?

A. Là viên tướng lão luyện.

B. Quen chinh chiến ở chiến trường.

C. Hung bạo, gian ác.

D. Giỏi võ nghệ.

Câu 4: Tại sao nói nhà nước do Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập?

A. Không chịu sự chỉ huy của nhà Hán.

B. Các Lạc tướng cai quản các huyện.

C. Không bị Trung Quốc cai trị.

D. Trưng Nhị được suy tôn làm vua.

Câu 5: Tại sao Hai Bà Trưng được nhân dân lập đền thờ ở khắp nơi?

A. Hai Bà thường giúp đỡ người nghèo.

B. Biết ơn công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của Hai Bà.

C. Kỷ niệm những nơi Hai Bà đặt chân đến.

D. Hai Bà là nười nổi tiếng.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS kể chuyện, nhận xét …

- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm: HS kể chuyện

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, xem trước bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế?

1. Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến bài học.

2. Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?

3. Vì sao Nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta?

4. Vì sao với chế độ thống trị hà khắc của phong kiến phương Bắc mà nền kinh tế nước ta vẫn phát triển về mọi mặt?

5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về Hai Bà Trưng và công lao của Hai Bà.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học