Giáo án Lịch Sử 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

- Trình độ sản xuất, công cụ của người Việt cổ thể hiện qua các di chỉ: Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc(Thanh Hoá). Phát minh ra thuật luyện kim

- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước

* Trọng tâm : Phát minh kĩ thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước ra đời.

- Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động .

Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế.

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Quan sát tranh ảnh, hiện vật, rút ra những nhận xét, so sánh.

- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.

- Công cụ phục chế, bản đồ, tài liệu Đề cương lịch sử Việt Nam

- Tranh ảnh “Hạt gạo làng Cháy” , xỉ đồng .

Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học .

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết .

3. Bài mới

* Giới thiệu bài : Trong qúa trình lao động để tồn tại và phát triển người Việt cổ luôn luôn cải tiến công cụ lao động và họ đã có những phát minh lớn. Nhờ đó mà năng suất lao động tăng lên đời sống kinh tế có những biến chuyển? Vậy những phát minh lớn đó là gì? Kinh tế chuyển biến ra sao là nội dung mà bài học hôm nay ta nghiên cứu.

* Dạy và học bài mới :

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: địa bàn cư trú trước đây của người nguyên thủy là ở trong hang động vùng rừng núi,

H: Sau này họ đã mở rộng địa bàn cư trú ntn ?

HS: Mở rộng xuống vùng chân núi, thung lũng, ở ven suối, …-> vùng đồng bằng.

GV: Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều di chỉ chứa nhiều hiện vật

H: Đó là những hiện vật nào?

HS: Rìu đá có vai, lưỡi đục, đồ gốm …

H: Những công cụ được tìm thấy ở đâu ? Vào thời gian nào?

GV: Chỉ trên bản đồ các vị trí Phùng Nguyên, Hoa Lộc…

H: các nhà khảo cổ học đã phát hiện hàng loạt công cụ, đó là những cc nào?

GV: Quan sát hình 28, 29, em thấy công cụ sản xuất của nguời nguyên thủy gồm có những gì?

+ Rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng

+ Đồ trang sức

+ Các loại đồ gốm với hoa văn đa dạng

H: Em có nhận xét gì?

GV: Quan sát hình 30 – Hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc

H: Em có nhận xét gì?

=> Trình độ cao về kĩ thuật chế tác công cụ

HS: Thảo luận nhóm: (Thời gian 2 phút)

+ So sánh công cụ ở H28,29,30 với công cụ ở H25 (SGK/27)

+ Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ thời kì này?

HS: Đại diện nhóm trả lời à Nhận xét, bổ sung.

Câu 1: chế tác đá thời kì này tinh xảo hơn, công cụ được mài nhẵn toàn bộ, sx đồ gốm đa dạng nhiều hoa văn đẹp .

Câu 2: Tinh xảo, nhiều chủng loạiàTrình độ sx công cụ được nâng cao cải tiến hơn trước.

Chuyển ý: Từ trình độ cao của kĩ thuật chế tác công cụ và làm đồ gốm, con người đã tiến thêm 1 bước căn bản => Phát minh ra thuật luyện kim.

H: Em có nhận xét gì vè cuộc sống của người Việt cổ?

=> cuộc sống ổn định…

H: Để định cư lâu dài con người cần phải làm gì?

=> Cải tiến công cụ lao động.

GV: Trong quá trình cải tiến công cụ sản xuất con người đã phát minh ra nguyên liệu mới, đó là kim loại đồng

H: Thuật luyện kim được phát minh ntn ?

HS: Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm con người đã phát minh ra thuật luyện kim.

GV giảng về cách nấu đồng và sản xuất ra công cụ lao động

H: Những cơng cụ đồng được tìm thấy là gi?

=> dây đồng, dùi đồng…

H: Phát minh thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng ntn?

HS: Công cụ được cải tiến, năng suất lao động tăng => Của cải làm ra nhiều => Cuộc sống ổn định

GV: Khá cứng, có thể thay thế đồ đá, đúc nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau, hình thức đẹp hơn,chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới

1. Trình độ sản xuất, công cụ của người Việt cổ.Phát minh ra thuật luyện kim

* Trình độ sản xuất, công cụ của người Việt cổ.

- Ở Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum), cách đây 4000-3500 năm, phát hiện hàng loạt công cụ:

+ Rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng

+ Đồ trang sức

+ Các loại đồ gốm với hoa văn đa dạng.

=>Trình độ cao về kĩ thuật chế tác công cụ

*. Phát minh ra thuật luyện kim:

- Nhờ phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.

- Kim loại được dùng đầu tiên là đồng

* Ý nghĩa :

- Đánh dấu bước tiến trong chế tác công cụ

- Tăng năng suất lao động .

GV:Giảng theo SGK: Theo các nhà khoa học,…cây lúa.

H: Những dấu tích nào chứng tỏ người thời bấy giờ đã phát minh ra nghề trồng lúa ?

HS: Công cụ, đồ đựng, dấu vết gạo cháy, dấu vết thóc lúa .

=> Phát minh nghề nông trồng lúa nước

H: Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu ?

HS: Ở đồng bằng ven sôn, ven biển, thung lũng ….

GV : Cây lúa ra đời và trở thành cây lương thực chính.

(VN hiện nay xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới )

H: Theo em sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng ntn ?

=>Từ đây người Việt cổ có thể sống định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn, c/s ổn định hơn, phát triển hơn về cả v/c và tinh thần

H: Vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn ?

GV: Ngồi ra, họ còn trồng các loại rau đậu, bầu bí và chăn nuôi đánh cá… phát triển

2.Ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước

- Ở di chỉ Phùng Nguyên, Hoa Lộc tìm thấy hàng loạt lưỡi cuốc đá, gạo cháy, thóc lúa

=> nghề nông trồng lúa nước ra đời

- Cây lúa trở thành cây lương thực chính

=> c/s ổn định và định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn.

4. Củng cố

* Sơ kết bài : Trên bước tiến về chế tác công cụ, con người đã biết sử dụng những ưu thế của đất đai, tạo ra hai phát minh lớn: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Một c/s mới bắt đầu, chuẩn bị cho con người bước sang thời đại mới

* Làm bài tập : (Bảng phụ)

5. Dặn dò :

- Học bài, chuẩn bài 11- Những chuyển biến về xã hội

-Những biểu hiện về sự chuyển biến xã hội: chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học