Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ (mới, chuẩn nhất)

Với mục đích giúp các Thầy / Cô giảng dạy môn Hóa học dễ dàng biên soạn Giáo án Hóa học lớp 11, VietJack biên soạn Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ phương pháp mới theo hướng phát triển năng lực theo 5 bước bám sát mẫu Giáo án môn Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu Giáo án Hóa học 11 này sẽ được Thầy/Cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quí báu.

Xem thử Giáo án Hóa 11 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 11 CTST Xem thử Giáo án Hóa 11 CD

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 11 cả năm (mỗi bộ sách) phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết được:

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

Hiểu được:

- Phân tử nitơ rất bền do có liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi).

2. Kĩ năng:

- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học.

- Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.

3. Thái độ:

- Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch

- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực giải quyết vấn đề

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.

III. CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị các câu hỏi.

HS: Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp .

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (Xem trong nội dung: Về cấu hình e, vị trí trong BTH, liên kết hóa học ...)

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Vị trí và cấu hình electron nguyên tử

GV: Yêu cầu học sinh viết cấu hình e của 7N

Hỏi: Từ cấu hình e, xác định vị trí của N trong BTH?

Hỏi: Dựa vào cấu hình e, cho biết loại liên kết được hình thành trong phân tử N2?

HS: Viết CTCT

Hoạt động 2: Tính chất vật lí

Hỏi: N2 có tính chất vật lí nào?

Hoạt động 3: Tính chất hoá học

GV: Nitơ là phi kim khá hoạt động (Độ âm điên là 3) nhưng ở to thường khá trơ về mặt hoá học, vì sao?

Hỏi: Số OXH của N ở dạng đơn chất là bao nhiêu? Ngoài ra, N còn có những số oxi hoá nào trong các hợp chất?

Hỏi: Dựa vào các Số OXH àTính chất HH của N2?

GV: SOXH của N trong các hợp chất CHT: -3, +1, +2, +3, +4, +5

- Dựa vào sự thay đổi SOXH của N → Dự đoán tính chất hoá học của N2

HS: N2 thể hiện tính khử và tính oxi hoá

GV: Xét xem N2 thể hiện tính khử hay tính oxi hoá trong trường hợp nào?

GV: Y/c HS viết phản ứng của N2 với H2 và kim loại hoạt động

Hỏi: Xác định Số OXH của N trước và sau phản ứng cho biết vai trò của N2 trong phản ứng.

GV: Y/c HS viết pứ của N2 và O2

Hỏi: Xác định Số OXH của N trước và sau pứ cho biết vai trò của N2.

- GV nhấn mạnh: Pứ này rất khó xảy ra, cần to cao và là pứ thuận nghịch. NO rất dễ dàng kết hợp với O2 → NO2 màu nâu đỏ.

GV thông tin: Pư giữa N2 và O2 trong tự nhiên xảy ra khi có sấm sét.

- GV: Một số oxit khác của N: N2O, N2O3, N2O5, chúng không điều chế trực tiếp từ phản ứng của N2 và O2

Hoạt động 4: Điều chế và ứng dụng

Hỏi: Nitơ có ứng dụng gì?

Hỏi: Trong tự nhiên Nitơ có ở đâu và dạng tồn tại của nó là gì?

Hs: Nghiên cứuứu kiến thức thực tế và sgk

Hỏi: Người ta điều chế N2 bằng cách nào?

I. Vị trí và cấu hình e nguyên tử: (7 phút)

- Cấu hình e của N: 1s22s22p3 có 5e ở lớp ngoài cùng.

- Vị trí của N trong BTH: Ô thứ 7, nhóm VA, chu kì 2.

- Phân tử N gồm 2 ngtử N, liên kết với nhau bằng 3 liên kết CHT không cực.

- CTCT: N ≡ N

II. Tính chất vật lí: (3 phút) Sgk.

III. Tính chất hoá học: (15 phút)

- Ở to thường N2 khá trơ về mặt hoá học.

- Ở to cao N2 trở nên hoạt động.

- Các trạng thái oxi hoá: -3; 0; +1; +2; +3; +4; +5 → Tuỳ thuộc độ âm điện của chất p/ư mà N2 nó thể hiện tính khử hay tính oxi hoá.

1. Tính oxi hoá:

a. Tác dụng với kim loại mạnh. (Li, Ca, Mg, Al.. tạo nitrua kim loại) (trong đó N có số oxi hóa -3)

6 Li + N2 → 2 Li3N

3 Mg + N2 → Mg3N2

b. Tác dụng với hiđrô: to cao, P cao, xt.

Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ mới nhất

2. Tính khử:

- Tác dụng với oxi : ở 3000oC hoặc to của lò hồ quang điện.

Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ mới nhất

- NO dễ dàng kết hợp với O2 tạo NO2 (màu nâu đỏ),

2 NO + O2 → 2 NO2

- Một số oxit khác của N: NO2, N2O3, N2O5 chúng không điều chế trực tiếp từ N và O.

* Kết luận: N2 thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn và thể hiện tính khử khi tác dụng với nguyên tố độ âm điện nhỏ.

IV. Ứng dụng: (5 phút) SGK

V. Trạng thái thiên nhiên: (5 phút)

- N2 tồn tại ở dạng tự do và hợp chất. Dạng tự do chiếm 4/5 thể tích không khí. Dạng hợp chất: NaNO3, protein của động vật và thực vật.

- N2 có 2 đồng vị: Giáo án Hóa học 11 Bài 7 : Nitơ mới nhất (0,37%)

VI. Điều chế: (3 phút)

a. Trong CN: Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

b. Trong PTN:sgk

4.Củng cố: Các em cần nắm được tính chất hóa học của N.

5. GV hướng dẫn HS về nhà:

- Học lí thuyết; Làm các bài tập sau bài học sgk.

- Đọc và nghiên cứu bài amoniac trước khi đến lớp.

147N

Xem thử Giáo án Hóa 11 KNTT Xem thử Giáo án Hóa 11 CTST Xem thử Giáo án Hóa 11 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học