Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Trình bày được tính chất vật lí, cách bảo quản, sử dụng và nguyên tắc xử lí sơ bộ khi bỏng acid.

– Trình bày được cấu tạo H2SO4; tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc và những lưu ý khi sử dụng sulfuric acid.

– Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hoá mạnh và tính háo nước của sulfuric acid đặc (với đồng, da, than, giấy, đường, gạo, ...).

– Vận dụng được kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc.

– Nêu được ứng dụng của một số muối sulfate quan trọng: barium sulfate, ammonium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate và nhận biết được ion SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết khai thác kiến thức từ thực hành thí nghiệm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

+ Sử dụng ngôn ngữ phối hợp với dữ liệu, hình ảnh để trình bày thông tin và ý tưởng có liên quan đến sulfuric acid.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua kiến thức hóa học HS có thể vận dụng kiến thức về vấn đề mưa acid, xử lý ô nhiễm môi trường (khí thải SO2).

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Nhận biết và nêu được tên, công thức phân tử, khái niệm, phân loại muối sulfate; tính tan muối sulfate và cách nhận biết ion sulfate.

- Trình bày được ứng dụng của sulfuric acid và quy trình sản xuất sulfuric acid.

- Mô tả được công thức cấu tạo của sulfuric acid, xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong phân tử.

- So sánh tính chất và phân loại: sulfuric acid loãng và đặc: phân loại nhóm muối sulfate tan và không tan.

- Xây dựng quá trình điều chế sulfuric acid theo đúng logic.

- Giải thích được được tính chất hoá học cơ bản của sulfuric acid:

+ Sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất hóa học của một acid.

+ Sulfuric acid đặc (tính acid mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính háo nước).

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học:

- Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả) thí nghiệm chứng minh về tính chất vật lí và tính chất hóa học của sulfuric acid loãng với quỳ tím, đinh Fe, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch Na2CO3, ...; sulfuric acid đặc với đồng, saccharose.

- Viết và trình bày được báo cáo các thí nghiệm hóa học.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến sulfuric acid.

3. Phẩm chất:

- Trung thực: thống nhất giữa nội dung báo cáo và các kết quả thí nghiệm trong quá trình thực hiện.

- Chăm chỉ: tìm kiếm các thông tin liên quan đến sulfuric acid, muối sulfate.

- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, bảo quản và sử dụng hợp lí các hóa chất và dụng cụ.

- Yêu nước, nhân ái: giữ gìn vệ sinh môi trường, tinh thần đoàn kết chia sẻ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Các phiếu học tập số 1, 2, 3,...

- Dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm:

+ Ống nghiệm, giá, đèn cồn, kẹp gỗ.

+ Sulfuric acid loãng, sulfuric acid đặc, muối sulfate, dung dịch Ba(OH)2, Na2CO3, Fe, Cu, quỳ tím, saccharose,...

- Hình ảnh mô phỏng sản xuất sulfuric acid trong công nghiệp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong, tâm thế HS.

2. Tổ chức hoạt động:

* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Viết các phương trình hóa học chứng minh S và SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.

- Xác định vai trò của S và H2S trong các phản ứng đã viết.

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.

b) Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân, dự đoán chất GV cung cấp thông tin từ đó GV dẫn dắt HS vào bài mới.

c) Sản phẩm: Dự kiến của HS

Chất X là sulfuric acid.

d) Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS xem một số hình ảnh về mô hình phân tử và ứng dụng của sulfuric acid. Yêu cầu HS quan sát và đoán chất X được nhắc đến trong các hình ảnh đã chiếu.

Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Mô hình phân tử chất X

Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Chất X là thành phần của mưa acid

Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Sulfuric acid và muối sulfate

Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và dự đoán chất X mà GV muốn nhắc đến.

Quan sát phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.

Báo cáo, thảo luận: GV gọi một HS báo cáo kết quả; những HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Qua báo cáo và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận:

Chất X là sulfuric acid.

GV dẫn dắt vào bài mới.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học