Giáo án Địa Lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

- HS hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt trái đất là do tác động của nội lực và ngoại lực.

- Hai lực này có luôn có tác động đối lập nhau.

- Hiểu được nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng núi lửa và động đất.

- Cấu tạo của ngọn núi lửa.

- Nhận biết núi lửa và động đất trên tranh ảnh

- Giúp các em hiểu biết thêm về tác động của động đất và núi lửa và cách phòng chống

- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ...

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...

- Bản đồ Tự nhiên thế giới (treo tường)

- Một số tranh ảnh về núi lửa, động đất

Sách, vở, đồ dùng học tập.

1. Mục tiêu

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về các dạng địa hình; sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các dạng địa hình; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các dạng địa hình bề mặt Trái Đất

- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đặc điểm của các dạng địa hình … → Kết nối với bài học ...

2. Phương pháp - kĩ thuật

Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.

3. Phương tiện

Một số tranh ảnh về các dạng địa hình

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về địa hình do tác động của nội lực, ngoại lực.

Giáo án Địa Lí 6 Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất (mới, chuẩn nhất)

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

HOẠT ĐỘNG 1.

a) Tác động của nội lực và ngoại lực (Thời gian: 15 phút)

- Mục tiêu: + Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt trái đất.

- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …

- Hình thức tổ chức: Cặp đôi

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của nội lực và ngoại lực

GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức (SGK) cho biết:

- Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt trái đất ?(Nội lực, ngoại lực)

- Thế nào là nội lực? (Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động ném ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất. )

- Ngoại lực la gi`? (Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (Nước chảy, gió).

1. Tác dụng của nội lực và ngoại lực.

+ Nội lực.

- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất

+ Ngoại lực.

- Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

+ Tác động của nội lưc và ngoại lực:

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

- Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.

- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi cao, thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.

Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất

Câu 2: Quan sát hình 31SGK hãy chỉ và đọc tên từng bộ phận của núi lửa.

Câu 3: Tại sao người ta lại nói rằng : Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Câu 4: Núi lửa gây ra nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

Câu 5: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra.

- Làm câu hỏi 1,2,3

- Sưu tầm bài viết, tranh ảnh về hai hiện tượng động đất và núi lửa.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 6 chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học