Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học

Với lời giải VBT Hóa 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập trong Vở bài tập Hóa học 8.

1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?

Thí dụ 1: Tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50 gam CaCO3

Các bước tiến hành:

- Phương trình hóa học: CaCO3 t° CaO + CO2

- Tìm số mol CaCO3 tham gia phản ứng:

nCaCO3=50100 = 0,5 mol

- Tìm số mol CaO thu được:

Theo phương trình hóa học: 1 mol CaCO3 phản ứng → thu được 1 mol CaO

Vậy 0,5 mol CaCO3 phản ứng → thu được 0,5 mol CaO

- Tìm khối lượng CaO thu được: mCaO = 0,5.56 = 28 gam

Thí dụ 2: Tính khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế 42 g CaO.

Các bước tiến hành:

- Phương trình hóa học: CaCO3 t° CaO + CO2

- Tìm số mol CaO sinh ra: nCaO4256 = 0,75mol

- Tìm số mol CaCO3 tham gia phản ứng:

Muốn điều chế được 1 mol CaO cần phải nung 1 mol CaCO3.

Vậy muốn điều chế được 0,75 mol CaO cần phải nung 0,75 mol CaCO3

- Tìm khối lượng CaCO3 cần dùng:

mCaCO3 = 0,75.100 = 75 gam

2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm

Thí dụ 1: Tìm thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra khi cacbon cháy trong 4 g khí oxi.

Các bước tiến hành:

- Phương trình hóa học: C + O2 t° CO2

- Tìm số mol khí oxi tham gia phản ứng: nO2=432 = 0,125 mol

- Tìm số mol CO2 sinh ra sau phản ứng:

1 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 1 mol CO2

Vậy 0,125 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 0,125 mol CO2

- Tìm thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra: VCO20,125. 22,4 = 2,8 lít

Thí dụ 2: Tìm thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24 gam cacbon

Các bước tiến hành:

- Phương trình hóa học: C + O2 t° CO2

- Tìm số mol C tham gia phản ứng: nC = 2412 = 2 mol

- Tìm số mol O2 tham gia phản ứng:

Đốt cháy 1 mol C cần dùng 1 mol O2

Vậy đốt cháy 2 mol C cần dùng 2 mol O2

- Tìm thể tích khí O2 (đktc) cần dùng: VO222,4.2 = 44,8 lít

Tóm tắt các bước tiến hành:

1. Viết phương trình hóa học

2. Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất thành số mol

3. Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành

4. Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích (V = 22,4.n)

Bài 1. Trang 78 VBT Hóa học 8: Sắt tác dụng với axit clohiđric:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Nếu có 2,8 g sắt tham gia phản ứng, em hãy tìm:

a) Thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

b) Khối lượng axit clohiđric cần dùng.

Lời giải

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

Số mol Fe: nFe = 2,856 = 0,05 mol

Theo phương trình, cứ 1 mol Fe sinh ra 1 mol H2

Vậy, số mol H2: nH2 = nFe = 0,05 mol; Thể tích H2: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít

Bài 2. Trang 78 VBT Hóa học 8 : Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit (còn gọi là khí sunfurơ) có công thức hóa học là SO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng lưu huỳnh cháy trong không khí.

b) Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 g. Hãy tìm :

- Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc.

- Thể tích không khí cần dùng ở đktc. Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.

Lời giải

a) Phương trình hóa học: S + O2 t° SO2

b) Số mol S là: nS = 1,632 = 0,05 mol.

- Theo phương trình, số mol SO2 là: nSO2 = nS = 0,05 mol

Thể tích khí sunfurơ sinh ra ở đktc là: VSO2 = 0,05 .22,4 = 1,12 lít.

- Theo phương trình, số mol O2 là: nO2 = nS = 0,05 mol

Thể tích khí oxi cần dùng ở đktc là: VO2 = 22,4.0,05 = 1,12 lít

Thể tích không khí cần dùng là: Vkk = 5VO2 = 5.1,12 = 5,6 lít

Bài 3. Trang 79 VBT Hóa học 8: Có phương trình hóa học sau :

CaCO3 → CaO + CO2

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 g CaO ?

b) Muốn điều chế được 7 g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3 ?

c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?

d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng ?

Lời giải

CaCO3 (r)  t° CaO + CO2

a) Số mol CaO là: nCaO11,256 = 0,2 mol.

Theo phương trình, số mol CaCO3nCaCO3 = nCaO = 0,2 mol

b) Số mol CaO là: nCaO756 = 0,125 mol

Theo phương trình, số mol CaCO3: nCaCO3 = nCaO = 0,125 mol

Số gam CaCO3 là: nCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5g

c) Theo phương trình, số mol CO2 là: nCO2= nCaCO3 = 3,5 mol

Thể tích khí CO2 sinh ra là: VCO2 = 22,4.nCO2 = 22,4.3,5 = 78,4 lít

d) Số mol khí CO2 là: nCO2 = 13,4422,4 = 0,6 mol

Theo phương trình nCaO = nCaCO3 = nCO2 = 0,6 mol

Khối lượng chất rắn tham gia và tạo thành:

mCaCO3 = 0,6 . 100 = 60 gam

mCaO = 0,6 . 56 = 33,6 gam

Bài 4. Trang 79 VBT Hóa học 8:

a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học.

b) Nếu muốn đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol CO2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất ?

c) Hãy điền vào những ô trống số mol các chất phản ứng và sản phẩm có ở những thời điểm khác nhau. Biết hỗn hợp CO và O2 ban đầu được lấy đúng tỉ lệ về số mol các chất theo phương trình hóa học.

Các thời điểm

Số mol

Các chất phản ứng

Sản phẩm

CO

O2

CO2

Thời điểm ban đầu t0

20

   

Thời điểm t1

15

   

Thời điểm t2

 

15

 

Thời điểm kết thúc t3

   

20

Lời giải

a) Phương trình hóa học: 2CO + O2 t°2CO2

b) Để thu được một chất khí duy nhất là CO2 thì số mol các chất tham gia phản ứng phải theo đúng tỉ lệ của phương trình hóa học.

Số mol O2 cần dùng: nO212nCO = 20.12 = 10 mol

Các thời điểm

Số mol

Các chất phản ứng

Sản phẩm

CO

O2

CO2

Thời điểm ban đầu t0

20

10

0

Thời điểm t1

15

7,5

5

Thời điểm t2

3

15

17

Thời điểm kết thúc t3

0

0

20

Bài 5. Trang 79 VBT Hóa học 8

Hãy tìm thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A.

Biết rằng :

- Khí A có tỉ lệ khối đối với không khí là 0,552.

- Thành phần theo khối lượng của khí A là : 75% C và 25% H.

Các thể tích khí đo ở đktc.

Lời giải

Khối lượng mol của khí A là: MA = 29.0,552 = 16 g

Đặt công thức hóa học của chất A là CxHy.

Trong 1 mol khí A có: mC = 16.75100 = 12 gam; x = 1

mH = 16.25100 = 4 gam; y = 4

Công thức hóa học của A: CH4

Phương trình hóa học: CH4 + 2O2 t° CO2 + 2H2O

Theo phương trình hóa học, số mol O2 là: nO22.nCH4

Thể tích khí O2: VO2=2.VCH4 = 2.11,2 = 22,4 lít

Bài 22.2. Trang 80 VBT Hóa học 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí oxi bằng cách đốt nóng kali clorat:

2KClO3 t° 2KCl + 3O2

(rắn)             (rắn)   (khí)

Hãy dùng phương trình hoá học trên để trả lời những câu hỏi sau:

a) Muốn điều chế được 4,48 lít khí oxi (đktc) cần dùng bao nhiêu gam KClO3 ?

b) Nếu có 1,5 mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được bao nhiêu gam khí oxi ?

c) Nếu có 0,1 mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được bao nhiêu mol chất rắn và chất khí?

Lời giải

a) Tính số mol O2 cần điều chế:

nO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol

Tính số mol KClO3 cần dùng:

nKClO3=23nO2=23.0,2=0,43  mol

Tính khối lượng KClO3 cần dùng:

mKClO3=0,43.122,5=16,3  gam

b) Tính số mol khí oxi thu được từ 1,5 mol KClO3

nO2=32nKClO3=32.1,5 = 2,25 mol

Tính khối lượng khí oxi điều chế được:

mO2=nO2.MO2 = 2,25.32 = 72 gam.

c) Chất rắn thu được là: KCl (số mol: 0,1mol)

Chất khí thu được là: O2 (số mol: nO2=32nKClO3=32.0,1 = 1,5 mol)

Bài 22.3. Trang 80 VBT Hóa học 8 : Cho khí hiđro dư đi qua đồng(II) oxit nóng màu đen, người ta thu được 0,32 g kim loại đồng màu đỏ và hơi nước ngưng tụ.

a) Viết phương trình hoá học xảy ra.

b) Tính khối lượng đồng(II) oxit tham gia phản ứng.

c) Tính thể tích khí hiđro ở đktc đã tham gia phản ứng

d) Tính lượng nước ngưng tụ thu được sau phản ứng.

Lời giải

a) Phương trình hoá học : CuO + H2 t° Cu + H2O

b) Tính số mol Cu thu được sau phản ứng: nCu = mCuMCu=0,3264 = 0,005 mol

Tính số mol CuO cần tham gia phản ứng: nCuO = nCu = 0,005 mol

Tính khối lượng CuO cần tham gia phản ứng: mCuO = 0,005.64 = 0,4 g

c) Tính số mol khí hiđro tham gia phản ứng: nH2 = nCu = 0,005 mol

Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng: VH2nH2.22,4 = 0,005.22,4 = 0,112 lít

d) Tính số mol nước ngưng tụ sau phản ứng: nH2O = nCu = 0,005 mol

Tính khối lượng nước ngưng tụ sau phản ứng: mH2O=nH2O.MH2O = 0,005.18 = 0,09 g

Cách khác:

Theo định luật bảo toàn khối lượng, em cũng tính được khối lượng nước sinh ra sau phản ứng:

mH2O=mCuO+mH2mCu = 0,4 + (2.0,005) - 0,32 = 0,09 gam.

Bài tập tham khảo

Khoanh tròn vào A, B, C hoặc D để chọn đáp án đúng

Bài 22-1 trang 81 VBT Hóa học 8: Cho phản ứng sau: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Lượng O2 cần để phản ứng hết với 2 mol CH4 là:

A. 4 mol                           B. 4 g

C. 4 phân tử                    D. 2 mol

Lời giải:

Theo phương trình hóa học

1 mol CH4 phản ứng với 2 mol O2

Vậy 2 mol CH4 phản ứng với 4 mol O2

Đáp án A.

Bài 22-2 trang 82 VBT Hóa học 8: Điền hệ số tích hợp để hoàn thành phương trình hóa học sau:

      ...NH3  + .....O2   → .....NO2  + ......H2O

Từ phương trình trên cho thấy 17 g NH3 sẽ phản ứng hết với số mol O2 là:

A. 0,57                         B. 1,25

C. 1,33                             D. 1,75

Lời giải:

4NH3 + 7O2 → 4NO2 + 6H2O

nNH3 = 17 : 17 = 1 mol

Theo phương trình hóa học

4 mol NH3  phản ứng với 7 mol O2

Vậy 1 mol CH4 phản ứng với 74 = 1,75 mol O2

Đáp án D

Bài 22-3 trang 82 VBT Hóa học 8: 6g O2 tham gia phản ứng hoàn toàn với sắt theo phương trình hóa học:

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Khối lượng sắt oxit được tạo thành là:

A. 43,4g                 B. 86,8g

C. 174g                  D. 21,7g

Lời giải:

nO2 = 6 : 32 = 0,1875 mol

Theo phương trình hóa học

2 mol O2 sinh ra 1 mol Fe3O4

Vậy 0,1875 mol O2 sinh ra 0,18752 = 0,09375 mol Fe3O4

mFe3O4 = 0,09375. 232 = 21,75 g

Đáp án D.

Bài 22-4 trang 82 VBT Hóa học 8: Khi cho 8g H2 phản ứng với 32 g O2 thì hỗn hợp khí thu được sau phản ứng gồm:

A. H2, H2O và O2

B. H2 và H2O

C. O2 và H2O

D. H2 và O2

Lời giải:

nH2 = 4 mol; nO2 = 1 mol

Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học | Giải Vở bài tập Hóa học 8

Vậy sau phản ứng gồm H2O và H2

Đáp án B

Xem thêm các bài Giải Vở bài tập Hóa học 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học