Giải vở bài tập Hóa 8 Bài 21: Tính theo công thức hóa học

Với lời giải VBT Hóa 8 Bài 21: Tính theo công thức hóa học hay, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 8 dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập trong Vở bài tập Hóa học 8.

1. Biết công thức hóa học của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

Thí dụ: Xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố trong hợp chất KNO3

Các bước giải:

1. Tìm khối lượng mol của KNO3: MKNO3 = 39 + 14 + 16.3 = 101 g/mol

2. Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:

nK1 mol; nN = 1 mol; nO = 3 mol

3. Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố:

%K = 39101.100% = 38,6%

%N = 14101.100% = 13,8% 

%O = 100% - 38,6% - 13,8% = 47,6%

2. Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định công thức hóa học của hợp chất

Thí dụ: Xác định công thức hóa học của hợp chất có M = 160g, và thành phần phần trăm các nguyên tố là: 40%Cu, 20%S, 40%O.

Các bước giải:

1. Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất

mCu160.40100 = 64 gam

mS160.20100 = 32 gam

mO = 160 – (64 + 32) = 64 gam

2. Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất

nCu = 64 : 64 = 1 mol; nS = 32 : 32 = 1 mol; nO = 64 : 16 = 4 mol

Suy ra: Trong 1 mol phân tử hợp chất có: 1 nguyên tử Cu, nguyên tử S, nguyên tử O

3. Công thức hóa học của hợp chất là: CuSO4

Bài 1. Trang 73 VBT Hóa học 8: Tìm thành phần phần trăm (theo khối lượng) các nguyên tố hóa học có trong những hợp chất sau:

a) CO và CO2;

b) Fe3O4 và Fe2O3;

c) SO2 và SO3.

Lời giải

 

Hợp chất

Khối lượng mol

Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố

Thành phần % (theo khối lượng) mỗi nguyên tố

a)

CO

12 + 16 = 28 g

nC = 1, nO = 1

%C = 1228.100% = 42,68%

%O = 100 - 42,68 = 57,14%

 

CO2

12 + 2.16 = 44 g

nC = 1, nO = 2

%C = 1244.100% = 27,3%

%O = 100 – 27,3 = 72,7%

b)

Fe3O4

56.3 + 16.4 = 232 g

nFe = 3, nO = 4

%Fe = 56.3232.100% = 72,4%

%O = 100 – 72,4 = 27,6%

 

Fe2O3

56.2 + 16.3 = 160 g

nFe = 2, nO = 3

%Fe = 56.2160.100% = 70%

%O = 100 – 70 = 30%

c)

SO2

32 + 16.2 = 64 g

nS = 1, nO = 2

%S = 3264.100% = 50%

%O = 100 – 50 = 50%

 

SO3

32 + 16.3 = 80 g

nS = 1, nO = 3

%S = 3280.100% = 40%

%O = 100 – 40 = 60%

Bài 2. Trang 73 VBT Hóa học 8: Hãy tìm công thức hóa học của những hợp chất có thành phần các nguyên tố như sau:

a) Hợp chất A có khối lượng mol phân tử là 58,5 g/mol, thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 60,68% Cl và còn lại là Na.

b) Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106 g/mol, thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 43,4% Na; 11,3% C; 45,3% O.

Lời giải

 

a)

b)

Khối lượng mol phân tử

MA = 58,5 g/mol

MB = 106 g/mol

Thành phần phần trăm mỗi nguyên tố

60,68% Cl

%Na = 100 – 60,68 = 39,32%

43,4% Na, 11,3% C, 45,3% O

Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

mCl58,5.60,68100 = 35,5g

mNa = 58,5 – 35,5 = 23g

mNa106.43,4100 = 46g

mC106.11,3100 = 12g

mO = 106 – 46 - 12 = 48g

Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

nCl35,535,5 = 1mol

nNa2323 = 1mol

nNa  4623 = 2 mol

nC  = 1212 = 1 mol

nO = 4816 = 3 mol

Công thức hợp chất

NaCl

Na2CO3

Bài 3. Trang 74 VBT Hóa học 8: Công thức hóa học của đường là C12H22O11.

a) Có bao nhiêu mol nguyên tử C, H, O trong 1,5 mol đường?

b) Tính khối lượng mol phân tử của đường.

c) Trong 1 mol đường có bao nhiêu gam mỗi nguyên tố C, H, O?

Lời giải

a) Số mol nguyên tử của các nguyên tố trong 1,5 mol đường là:

nC = 12.1,5 = 18 mol; nH = 22.1,5 = 33 mol; nO = 11.1,5 = 16,5 mol

b) Khối lượng mol phân tử đường:

Mđường = 12.12 + 22.1 + 16.11 = 342 g

c) Khối lượng của các nguyên tố trong 1 mol đường là:

mC = 12.12 = 144 g; mH = 22.1 = 22g; mO = 11.16 = 176 g

Bài 4. Trang 74 VBT Hóa học 8: Một loại đồng oxit màu đen có khối lượng mol phân tử là 80 g/mol. Oxit này có thành phần theo khối lượng là: 80% Cu và 20% O. Hãy tìm công thức hóa học của loại đồng oxit nói trên.

Lời giải

Mđồng oxit = 80g (80% Cu và 20% O)

mCu80.80100 = 64 gam

nCu6464 = 1 mol

mO20.80100 =16 gam

nO = 1616 = 1 mol

Công thức oxit là CuO

Bài 5. Trang 74 VBT Hóa học 8 Hãy tìm công thức hóa học của khí A. Biết rằng:

- Khí A nặng hơn khí hiđro là 17 lần.

- Thành phần theo khối lượng của khí A là : 5,88% H và 94,12% S.

Lời giải

A (5,88% H và 94,12% S)

Khối lượng mol của khí A: MA = 17.MH2 = 17.2 = 34g     

Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol khí A:

mH34.5,88100 = 2 gam

mS = 34 – 2 = 32 gam

Số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol khí A có:

nH21 = 2 mol; nS3232 = 1 mol

Vậy trong 1 mol phân tử chất A có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S

Công thức của hợp chất là: H2S

Bài 21.4. Trang 74 VBT Hóa học 8: Một hợp chất khí có thành phần phần trăm theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H. Em hãy cho biết:

a) Công thức hoá học của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối đối với khí hiđro là 8,5.

b) Số mol nguyên tử của các nguyên tố có trong 0,5 mol hợp chất

Lời giải

a) Tính khối lượng mol của hợp chất: 8,5.2 = 17 g/mol

Tính khối lượng của nitơ trong 1 mol hợp chất: mN17.82,35100 = 14 gam

Tính số mol nguyên tử nitơ: nNmNMN=1414 = 1 mol

Tính khối lượng của hiđro có trong 1 mol hợp chất: mH17.17,65100 = 3 gam

Tính số mol nguyên tử H: nHmHMH=31 = 3 mol

Kết luận: Trong 1 mol phân tử hợp chất có 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử H. Công thức hoá học của hợp chất là NH3 (có tên là amoniac).

b) Tính số mol mỗi nguyên tử trong 0,5 mol hợp chất:

0,5 mol nguyên tử N và 0,5.3 = 1,5 mol nguyên tử H.

Bài 21.7. Trang 75 VBT Hóa học 8: Đốt nóng hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo ti lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.

a) Tìm công thức hoá học đơn giản của magie sunfua

b) Trộn 8 g magie với 8 g lun huỳnh rồi đốt nóng. Khối lượng các chất sau phản ứng là

A. 7 g magie sunfua.

B. 7 g magie sunfua và 8 g lưu huỳnh

C. 16 g magie sunfua.

D.14 g magie sunfua và 2 g magie.

Lời giải

Số mol Mg kết hợp với lưu huỳnh:

mMg = 3 gam → nMgmMgMMg=324 = 0,125 mol

Số mol S kết hợp với magie:

mS = 4 gam → nSmSMS=432 = 0,125 mol

Kết luận: Số mol nguyên tử Mg so với S là bằng nhau

Công thức hóa học đơn giản của magie sunfua là MgS

b) Khi trộn 8 g Mg với 8 g S sẽ sinh ra: MgS

(Khối lượng: 6 + 8 = 14g)

Chất còn dư là Mg

(Khối lượng: 8 – 6 = 2g)

Đáp án đúng: D

Bài tập tham khảo

Khoanh tròn vào A, B, C, D hoặc E để chọn đáp án đúng:

Bài 21-1. Trang 75 VBT Hóa học 8: Thành phần khối lượng của hiđro trong nước là:

A. 11,1%                    B. 66,7%

C. 50%                       D. 33,3%

Lời giải

Công thức hóa học của nước: H2O

Thành phần khối lượng của hiđro trong nước là:

 %H = mHmH2O.100% = 118.100% = 11,1%

Đáp án A

Bài 21-2. Trang 75 VBT Hóa học 8: Thành phần khối lượng của oxi trong hợp chất magie oxit MgO là:

A. 20%                             B. 40%

C. 50%                             D. 60% 

Lời giải

Thành phần khối lượng của oxi trong hợp chất magie oxit MgO

%O = mOmMgO1624+16.100% = 40%

Đáp án B

Bài 21-3. Trang 76 VBT Hóa học 8: Một hợp chất có thành phần (về khối lượng) của các nguyên tố: 75% C, 25%H. Công thức của hợp chất đó là:

A. CH                         B. CH2

C. CH3                       D. CH4

Phương pháp giải:

Gọi công thức của hợp chất là CxHy

Ta có x : y = %CMC:%HMH7512:251 = 1 : 4

→ Tỉ lệ x: y → Công thức hợp chất là CH4

Đáp án D

Bài 21-4. Trang 76 VBT Hóa học 8: Một hợp chất có thành phần (về khối lượng) của các nguyên tố: 24% Ca, 17,1%N, còn lại là O. Công thức của hợp chất đó là (biết Mca = 40)

A. Ca(NO3)2               B. Ca(NO4)2

C. Ca(N2O2)2             D. CaNO3

Phương pháp giải:

%O = 100% - (%C + %N) = 100 - (24 + 17,1) = 58,9%

Gọi công thức của hợp chất là CaxNyOz

Ta có: x : y : z = %CaMCa:%NMN:%OMO2440:17,114:58,916 = 1 : 2 : 6

Công thức hợp chất là Ca(NO3)2

Đáp án A

Bài 21-5. Trang 76 VBT Hóa học 8: Đốt nóng hợp hợp bột magie và lưu huỳnh, thu được hợp chất là magie sunfua. Biết 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh.

a) Công thức hóa học đơn giản của magie sunfua là

A. MgS2                 B. MgS

C. Mg3S4                D. Mg2S

b) Nếu trộn 8g magie với 8g lưu huỳnh rồi đốt nóng, sản phẩm sau phản ứng có thành phần là:

A. 7g magie sunfua

B. 8 g magie

C. 16 g magie sunfua

D. 7g magie sunfua và 8g lưu huỳnh

E. 14g magie sunfua và 2 g magie

Lời giải:

a) 2 nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ khối lượng là 3 phần magie với 4 phần lưu huỳnh nên  

%Mg = 33+4.100% = 42,8%

% S = 100% − 42,8% = 52,7%

Gọi công thức của hợp chất là MgxSy

Ta có  x : y = 42,824 : 52,732 = 1 : 1

Vậy công thức cần tìm là MgS

Đáp án B

b) nMg = 8 : 24 = 13; nS= 8 : 32 = 0,25 mol

Mg + S t° MgS

Theo phương trình hóa học

            1 mol S phản ứng với 1 mol Mg sinh ra 1 mol MgS

Vậy 0,25 mol S phản ứng với 0,25 mol Mg sinh ra 0,25 mol MgS

Sản phẩm sau phản ứng có thành phần 0,25 mol MgS và Mg dư (13 – 0,25) mol. Tương đương 14 gam MgS và 2 gam Mg

mMgS = 0,25.56 = 14 gam

mMg = (13 – 0,25).24 = 2 gam

Đáp án E

Xem thêm các bài Giải Vở bài tập Hóa học 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học