Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 (ôn thi Tốt nghiệp THPT năm 2025)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí 12 để chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2025, VietJack biên soạn hệ thống Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 12.
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 (ôn thi Tốt nghiệp THPT năm 2025)
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 12 - Kết nối
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 - Kết nối
- Giải SBT Địa Lí 12 - Kết nối
- Lý thuyết Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Kết nối tri thức
- Đề thi Địa Lí 12 Kết nối tri thức
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa Lí 12 - Chân trời
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 - Chân trời
- Giải SBT Địa Lí 12 - Chân trời
- Lý thuyết Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
- Đề thi Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải SBT Địa Lí 12 - Cánh diều
- Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Cánh diều
- Đề thi Địa Lí 12 Cánh diều
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 (sách cũ)
- Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
- Địa Lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
- Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
- Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
- Địa Lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
- Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Địa Lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
- Địa Lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Địa Lí 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm
- Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa
- Địa Lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Địa Lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
- Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch
- Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Địa Lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Địa Lí 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Địa Lí 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ
- Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên
- Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
- Địa Lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Địa Lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
- Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
A. Lý thuyết bài học
1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội
a. Bối cảnh
*Trong nước:
- 30/4/1975 đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.
- Nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
*Quốc tế:
- Tình hình quốc tế cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp.
→ Kinh tế: Khủng hoảng kinh tế kéo dài.
b. Diễn biến
- Manh nha: Đổi mới bắt đầu thực hiện từ 1979, đấu tiên là trong một số ngành nông nghiệp, sau đó sang công nghiệp và dịch vụ.
- Khẳng định: Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo ba xu thế:
+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu
*Kinh tế:
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.
*Xã hội:
- Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực
a. Bối cảnh
- Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.
- Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.
b. Diễn biến.
-Viêt Nam ra nhập :Asean(7/1995); WTO(1/2007); APEC; AFTA và nhiều tổ chức quốc tế khác.
c. Thành tựu
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI)
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.
- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo.
3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới
- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.
- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.
- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Năm 1995 Việt Nam gia nhập tổ chức nào?
A. WTO
B. EU
C. ASEAN
D. NAFTA
Đáp án: C
Giải thích: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2. Tại Đại hội lần thứ VI năm 1986, Đảng và nhà nước ta đã có quyết định quan trọng
A. Đường lối đổi mới được hình thành và khẳng định
B. Tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
C. Có chính sách đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp
D. Tham gia tổ chức WTO – Tổ chức thương mại thế giới
Đáp án: A
Giải thích: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3. Ngành đổi mới trước ngành công nghiệp và dịch vụ là
A. Nông nghiệp
B. Du lịch
C. Giao thông vận tải
D. Chăn nuôi
Đáp án: A
Giải thích: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4. Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?
A. 149
B. 150
C. 151
D. 152
Đáp án: B
Giải thích: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5. Việt Nam là thành viên của những tổ chức
A. ASEAN, APEC, ASEM, WB
B. ASEAN, EU, ASEM, WB
C. ASEAN, APEC, ASEM, NAFTA
D. ASEAN, EU, ASEM, WB
Đáp án: A
Giải thích: Việt Nam là thành viên của các tổ chức như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Ngân hàng thế giới (WB). Còn EU – Liên minh châu Âu hay NAFTA – Hiệp định thương mại mậu dịch Bắc Mĩ là những tổ chức Việt Nam không phải là thành viên.
Câu 6. Từ những năm 1979 đã bắt đầu
A. phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm
B. manh nha công cuộc đổi mới kinh tế xã hội
C. tham gia nhiều tổ chức trên thế giới
D. phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Đáp án: B
Giải thích: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7. WTO là tên viết tắt của tổ chức
A. Thương mại thế giới.
B. Quỹ tiền tệ quốc tế.
C. Khu vực mậu dịch tự do châu Á.
D. Diễn đàn hợp tác các kinh tế châu Á -Thái Bình Dương.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8. Ngành thương mại có sự phát triển mạnh từ sau năm 2007 đến nay là do
A. Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu
B. Việt Nam gia nhập WTO năm 2007
C. Mĩ bỏ cấm vận hàng hóa của Việt Nam
D. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân khiến nước ta phát triển mạnh ngành thương mại từ những năm 2007 đến nay là do năm 2007 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên mở rộng buôn bán, xuất nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới (từ châu Âu, châu Mĩ đến các nước trong khu vực, châu Á).
Câu 9. Thành tựu quan trọng nhất của công cuộc Đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội
B. Phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc
C. Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài
D. Khắc phục được hậu quả của chiến tranh
Đáp án: C
Giải thích: SGK/10, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay?
A. cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.
B. khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
C. tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
D. tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/10-11, địa lí 12 cơ bản.
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
A. Lý thuyết bài học
1. Vị trí địa lí
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lí:
+ Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B (Lũng Cú-Đồng Văn- Hà Giang)
Điểm cực nam 8034' B (Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau)
+ Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ (Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên)
Điểm cực Đông l09024'Đ (Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa
- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á – Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra TBD rộng lớn.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Việt Nam nằm trong múi giờ số 7
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2 .
- Biên giới dài 4600km:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km
+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km
+ Phía Đông và Nam giáp biển, bờ biển dài 3260km
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài xa là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
b. Vùng biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:
+ Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.
. + Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.
+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.
c. Vùng trời.
Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên phần lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải (tức xác định bởi phía trên của đường biên giới quốc gia trên biển) và không gian trên các đảo.
3. Ý nghĩa của vị trí địa lý.
a. Ý nghĩa về tự nhiên
- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp - cao.
Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán
b. Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).
- Về văn hoá - xã hội:
+ Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị và quốc phòng:
+ Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nước ta nằm ở vị trí:
A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương
B. rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.
C. trung tâm châu Á
D. phía đông Đông Nam Á
Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương là nước:
A. Lào
B. Campuchia
C. Việt Nam
D. Mi-an-ma
Đáp án: Bán đảo Đông Dương gồm có 3 nước, đó là Việt Nam, Lào và Campuchia. Việt Nam là nước nằm phía Đông của bán đảo này.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh:
A. Cao Bằng
B. Hà Giang
C. Yên Bái
D. Lạng Sơn
Đáp án: Điểm cực Bắc nước ta ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Vị trí địa lí của nước ta là:
A. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
B. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
C. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á
D. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á
Đáp án: Nước ta có vị trí địa lí nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, trong khu vực nội chí tuyến có gió mùa điển hình của châu Á và trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh:
A. Ninh Thuận
B. Khánh Hòa
C. Đà Nẵng
D. Phú Yên
Đáp án: Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Ở tỉnh Khánh Hòa có một đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt là:
A. Là tỉnh duy nhất có nhiều đảo
B. Là tỉnh có điểm cực Đông nước ta
C. Là tỉnh có nhiều hải sản nhất
D. Là tỉnh có nhiều than nhất
Đáp án: Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khoáng sản than và có nhiều đảo nhất là tỉnh Quảng Ninh còn thủy sản nhiều nhất là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:
A. vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.
B. nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc
C. trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.
D. nằm ở trung tâm của châu Á.
Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á ⇒ Đặc điểm “nằm ở trung tâm khu vực châu Á” là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nước ta nằm ở vị trí:
A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương
B. trên bán đảo Ấn Độ.
C. phía đông Đông Nam Á
D. trung tâm châu Á - Thái Bình Dương.
Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc
B. Nằm trọn trong múi giờ số 8
C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
Đáp án: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
⇒ Đáp án “nằm hoàn toàn trong múi giờ số 8” là sai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án: Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, trong khu vực có hoạt động thường xuyên quanh năm của gió Tín phong, nằm trong khu vực có gió mùa điển hình của châu Á và nằm trong múi giờ số 7 (giờ GMT).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Vùng đất là:
A. phần đất liền giáp biển
B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo
C. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển
D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển
Đáp án: Vùng đất bao gồm: toàn bộ phần đất liền + các hải đảo (Diện tích: 331.212 km2).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng:
A. đất
B. biển
C. trời
D. nội thủy
Đáp án: Có đường biên giới trên đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia dài 4600km và có đường bờ biển dài 3260km kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
⇒ Đây là đặc điểm vùng đất của nước ta
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây:
A. Trung Quốc
B. Campuchia
C. Lào
D. Thái Lan
Đáp án: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là:
- Trung Quốc (dài hơn 1400km)
- Lào (gần 2100km) → dài nhất
- Campuchia (hơn 1100km)
⇒ Nước ta có đường biên giới dài nhất với nước Lào (2100km).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Nước ta có đường biên giới trên đất liền với:
A. Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma
B. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan
C. Trung Quốc, Lào, Campuchia
D. Lào, Thái Lan, Campuchia
Đáp án: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là Trung Quốc (dài hơn 1400km), Lào (gần 2100km) và Campuchia (hơn 1100km).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?
A. Móng Cái.
B. Lệ Thanh.
C. Mường Khương.
D. Cầu Treo.
Đáp án: B1.Dựa vào bảng chú giải trang 3 (Atlat ĐLVN): nhận biết kí hiệu cửa khẩu quốc tế và đường biên giới quốc gia.
B2. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) xác định phạm vi đường biên giới Việt Nam - Lào, chỉ ra được:
- Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.
- Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.
- Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.
Đáp án cần chọn là: D
....................................
....................................
....................................
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều