Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 27 (sách mới)
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 27 (sách mới)
Lời giải Địa Lí 12 Bài 27 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (sách cũ)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 12.
A. Lý thuyết bài học
1. Công nghiệp năng lượng:
a) CN khai thác nguyên nhiên liệu
* CN khai thác than
- Cơ sở tài nguyên:
Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng > 3tỉ tấn (> 90% trữ lượng than cả nước).
+ Than mỡ: Thái nguyên
+ Than nâu: đb sông Hồng
+ Than bùn: Cà Mau
- Tình hình khai thác:
+ Than được khai thác dưới 2 hình thức: lộ thiên và hầm lò.
+ Sản lượng khai thác tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2005: 34 triệu tấn.
* CN khai thác dầu khí:
- Cơ sở tài nguyên: tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu hàng trăm tỉ m3 khí.
- Tình hình sản xuất: năm 1986 bắt đầu khai thác, sản lượng tăng nhanh đến 2005 đạt 18,5 triệu tấn.
+ Năm 2009 đưa và hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất P: 6,5 tr tấn/năm.
+ Khí đốt được đưa vào sử dụng cho CN điện, sx phân bón.
b. Ngành Công nghiệp điện lực
* Tình hình phát triển và cơ cấu
- Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển CN điện lực.
- Sản lượng điện tăng rất nhanh, đạt 52,1 tỉ kwh (2005).
- Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi: tăng tỉ trọng nhiệt điện-điêzen-khí, giảm tỉ trọng thuỷ điện.
- Đường dây 500kv được xây dựng từ Hoà Bình đi Phú Lâm đưa vào hoạt động năm 1994 góp phần cân đối điện giữa các vùng.
*Ngành thuỷ điện:
- Tiềm năng rất lớn: 30 tr kw, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và s. Đồng Nai (19%)
- Hàng loạt các nhà mày thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động: Hoà Bình, Yaly..
Và các nhà máy đang được xây dựng: Sơn La, Tuyên Quang…
*Ngành nhiệt điện:
- Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí, nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng MT, sức gió…
- Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Na Dương, …
2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:
- Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.
- Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.
- Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
(CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG)
Câu 1: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là:
A. than đá.
B. dầu nhập nội.
C. khí tự nhiên.
D. năng lượng mặt trời.
Đáp án: Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào than ở Quảng Ninh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở:
A. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
B. Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
C. Hệ thống sông Thu Bồn và sông Cả.
D. Hệ thống sông Hồng và sông Cả.
Đáp án: Công suất có khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có công suất trên 1000 MW của nước ta hiện nay là:
A. Uông Bí.
B. Phả Lại.
C. Ninh Bình.
D. Na Dương.
Đáp án: B1. Xem chú giải
⇒ kí hiệu ngôi sao màu đỏ lớn nhất thể hiện công suất > 1000 MW.
B2. Xác định được nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW là Phả Lại.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích
A. Nam Côn Sơn.
B. Thổ Chu – Mã Lai.
C. Cửu Long.
D. Trung Bộ.
Đáp án: Quan sát Atlat, thấy được Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích Nam Côn Sơn (đưa khí từ mỏ Lan Tây, Lan Đỏ về).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Hai bể trầm tích có triển vọng lớn nhất về trữ lượng và triển vọng khai thác là:
A. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
B. Thổ Chu – Mã Lai và Nam Côn Sơn.
C. Sông Hồng và Trung Bộ.
D. Cửu Long và Sông Hồng.
Đáp án: Hai bể trầm tích có triển vọng lớn nhất về trữ lượng và triển vọng khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Bản Vẽ được xây dựng trên con sông nào?
A. sông Hồng.
B. sông Thu Bồn.
C. sông Cả.
D. sông Đồng Nai.
Đáp án: Dựa vào Atlat trang 22, xác định được vị trí nhà máy thủy điện Bản Vẽ, nằm trên con sông Cả (chảy qua lãnh thổ Nghệ An).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Đâu không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực của nước ta:
A. Than đá, than bùn, than nâu.
B. Dầu khí tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
C. Nguồn thuỷ năng, sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời.
D. Tài nguyên rừng giàu có.
Đáp án: - Xác định từ khóa: không phải là thế mạnh
- Tài nguyên rừng giàu có không phải là thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho sản lượng điện nước ta tăng nhanh?
A. Nhiều nhà máy điện có quy mô lớn đi vào hoạt động.
B. Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận.
C. Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
D. Nhu cầu về điện để phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng nhiều.
Đáp án: - Để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nâng cao đời sống người dân ⇒ yêu cầu cơ sở năng lượng (điện) rất quan trọng.
- Nước ta có tiềm năng thủy điện lớn (trên sông Đồng Nai)
⇒ Hiện nay đã xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất lớn (Sơn La – 2400 MW)
⇒ Với nhu cầu lớn + tiềm năng dồi dào đang được khai thác tốt
⇒Tăng nhanh sản lượng điện
⇒ Nhận xét: Đáp ứng việc xuất khẩu điện sang các nước lân cận là Sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Ở nước ta, ngành công nghiệp được xem là cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải “đi trước một bước” là:
A. công nghiệp khai thác dầu khí.
B. công nghiệp điện lực.
C. công nghiệp cơ khí.
D. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Đáp án: Điện, đường, trường, trạm là 4 hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển KT – XH ở một địa phương.
⇒ Trong đó, mạng lưới điện được xem là nhân tố quan trọng nhất, cần đi trước một bước. Bởi điện cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho nhu cầu thắp sáng của người dân,nâng cao chất lượng đời sống, là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật, thu hút đầu tư lớn...
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do
A. sông ngòi ngắn và dốc.
B. sự phân mùa khí hậu.
C. trình độ khoa học – kĩ thuật thấp.
D. hàm lượng dòng chảy cát bùn lớn.
Đáp án: Tốc độ quay tuabin trên đập thủy điện phụ thuộc vào tốc độ dòng nước.
- Mùa lũ nước tràn mạnh, tốc độ dòng chảy lớn ⇒ phát điện mạnh,
- Mùa cạn, sông ngòi thiếu nước ⇒ tốc độ dòng chảy yếu ⇒ phát điện kém
⇒ Như vậy, Nguyên nhân dẫn tới sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà may thủy điện ở Việt Nam chủ yếu do sự phân mùa khí hậu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Cho bảng số liệu
SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ THAN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
Nhận xét nào không đúng về tình hình sản xuất điện và than ở nước ta giai đoạn 1995-2014:
A. Sản lượng điện và than đều tăng.
B. Sản lượng than tăng nhưng không ổn định.
C. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện.
D. Từ năm 1995-2014 sản lượng điện tăng gấp 9.53 lần.
Đáp án: Nhận xét:
- Sản lượng than và điện đều tăng lên trong giai đoạn 1995 – 2014
- Giai đoạn
+ Sản lượng than tăng gấp 4,96 lần, nhưng chưa ổn định
+ Sản lượng điện tăng gấp 9,53 lần
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
Nhận xét C: Tốc độ tăng trưởng của sản lượng than nhanh hơn điện là Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam chủ yếu là do:
A. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.
B. Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường.
C. Vị trí xa các nguồn nguyên liệu than.
D. Nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía Bắc.
Đáp án: Trước đây, khi công nghiệp dầu khí chưa phát triển, các nhà máy nhiệt điện nước ta chủ yếu chạy bằng than.
⇒ Vùng than cho nhiệt điện nước ta lại tập trung ở phía Bắc (than antraxit ở Quảng Ninh)
⇒ Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phát triển ở phía Nam vị trí xa vùng nguyên liệu than.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Sự phân bố các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc khí thiên nhiên của nước ta có đặc điểm chung là:
A. gần các khu công nghiệp tập trung.
B. nơi dân cư tập trung đông.
C. gần hoặc thuận lợi để tiếp nhận các nguồn năng lượng.
D. ở các cảng biển.
Đáp án: Công nghiệp nhiệt điện nói chung đều sử dụng nguồn năng lượng từ bên ngoài (than, khí)
⇒ Vị trí phân bố luôn gần hoặc thuận lợi cho việc tiếp nhận các nguồn năng lượng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Công nghiệp dầu khí nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là do
A. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. có thị trường tiêu thụ rộng.
D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Đáp án: Công nghiệp dầu khí nước ta có nguồn nguyên liệu phong phú ở thềm lục địa phía Nam; khai thác và chế biến dầu khí là ngành mang lại hiệu quả sx cao (nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta)
⇒ Nước ta đã và đang tập trung phát triển CN khai thác và chế biến dầu khí.
Đáp án cần chọn là: B
(CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM)
Câu 1: Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
A. Chế biến sản phẩm trồng trọt.
B. Chế biến gỗ và lâm sản.
C. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
D. Chế biển thủy hải sản.
Đáp án: Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản và nhiều phân ngành khác.
⇒ Chế biến gỗ và lâm sản không thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt ở nước ta?
A. xay xát.
B. chế biến sữa, sản phẩm từ sữa.
C. sản xuất bia rượu, nước ngọt.
D. sản xuất mía đường.
Đáp án: Nguyên liệu của CN chế biến sản phẩm trồng trọt là sản phẩm ngành trồng trọt (các loại hạt, củ, quả, rau màu )
⇒ Được sử dụng chế biến trong các phân ngành như: xay xát (hạt); sản xuất bia rượu nước ngọt (các loại hạt, quả..), sản xuất đường (mía, củ cải đường).
⇒ Loại đáp án A, C, D
- Sữa và sản phẩm từ sữa là nguồn nguyên liệu từ động vật (ngành chăn nuôi) ⇒ không thuộc CN chế biến sản phẩm trồng trọt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Hoạt động nào không thuộc công nghiệp chế biến thủy hải sản nước ta?
A. Chế biến nước mắm.
B. Chế biến cá.
C. Chế biến tôm .
D. Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt.
Đáp án: CN chế biến thủy hải sản sử dụng nguyên liệu từ ngành thủy sản (tôm, cá, mực...). Gồm các phân ngành: chế biến nước mắm (từ cá), chế biến tôm cá.
⇒ Loại đáp án A, B, C
- Chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt là ngành thuộc CN chế biến sản phẩm chăn nuôi (sử dụng nguyên liệu từ thịt).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn?
A. Hà Nội, Hải Phòng.
B. Hải Phòng, Biên Hòa.
C. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
D. Biên Hòa, Hà Nội.
Đáp án: B1. Xác định kí hiệu thể hiện Trung tâm công nghiệp quy mô lớn.
B2. Đọc tên các Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn: Hải Phòng, Biên Hòa.
⇒ Chọn đáp án B
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có công nghiệp chế biển sản phẩm chăn nuôi?
A. Hải Phòng.
B. Cần Thơ.
C. Thủ Dầu Một.
D. Hạ Long.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu công nghiệp chế biển sản phẩm chăn nuôi.
B2. Xác định các ngành công nghiệp chế biến ở 4 Trung tâm công nghiệp đã cho
⇒ Thủ Dầu Một không có công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có chế biển thủy hải sản?
A. Hải Phòng.
B. Cần Thơ.
C. Thủ Dầu
D. Hạ Long.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu công nghiệp chế biến thủy hải sản.
B2. Xác định các ngành công nghiệp chế biến ở 4 trung tâm công nghiệp đã cho
⇒ Thủ Dầu Một không có công nghiệp chế biến thủy hải sản
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành chủ yếu nào sau đây?
A. chế biến sản phẩm trồng trọt,chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm chăn nuôi.
B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, điện, chế biến sản phẩm thủy hải sản.
C. Chế biến lâm nghiệp, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.
D. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.
Đáp án: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm 3 nhóm ngành: Chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến sản phẩm thủy hải sản, chế biến sản phẩm trồng trọt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nhân tố tác động mạnh tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm nước ta là:
A. thị trường và chính sách phát triển.
B. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ.
D. lao động và thị trường tiêu thụ.
Đáp án: - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chính là sản phẩm ngành nông –lâm –thủy sản ⇒ phụ thuộc mạnh mẽ vào nguồn nguyên liệu.
- Sản phẩm của ngành này là các loại thức ăn đồ uống chế biến sẵn → dân cư hay chính là thị trường tiêu thụ có vai trò vô cùng quan trọng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Công nghiệp chế biến rượu bia, nước ngọt thường tập trung ở
A. miền núi.
B. đồng bằng ven biển.
C. nông thôn.
D. thành phố, đô thị lớn.
Đáp án: Bia, rượu, nước ngọt là các sản phẩm đồ uống được tiêu thụ phổ biến ở khu vực thành phố, đô thị lớn, nơi tập trung các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Dựa vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất công nghệp chế biến lương thực thực phẩm năm 2007 so với năm 2000, gấp
A. 1,72 lần.
B. 2,74 lần.
C. 3, 7 lần.
D. 4,75 lần.
Đáp án: Căn cứ vào Bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, Atlat Địa lí Việt Nam trang 22:
B1. Xác định giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm năm 2007 là 135,2 nghìn tỉ đồng; năm 2000 là 49,4 nghìn tỉ đồng.
B2. Tính toán:
So với năm 2000, năm 2007 giá trị sản xuất tăng: 135,2 / 49,4 = 2,74 lần.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Các đô thị lớn không phải là nơi tập trung chủ yếu công nghiệp
A. tôm, cá đóng hộp, đông lạnh.
B. rượu, bia, nước ngọt.
C. sữa, các sản phẩm từ sữa.
D. thịt, sản phẩm từ thịt.
Đáp án: Các phân ngành chế biến tôm cá đóng hộp, đông lạnh phân bố chủ yếu gần các vùng biển, nơi có nguồn thủy hải sản dồi dào; mặt khác việc trao đổi xuất khẩu hàng hóa cũng diễn ra thuận tiện (gần cảng biển)
⇒ Đô thị lớn không phải là nơi tập trung các phân ngành này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Vai trò quan trọng của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm đối với nông nghiệp không phải là:
A. góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
B. đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
C. thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.
D. tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.
Đáp án: Các vai trò chủ yếu của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là:
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ ngành nông nghiệp → vì vậy nó tạo đầu ra cho nông nghiệp, có vai trò thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển.
- Thông qua khâu chế biến, bảo quản sẽ nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp (tạo ra hàng đồ khô, đóng hộp, bánh kẹo...)
- Mang lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi; trong trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp....), đẩy mạnh phát triển chuyên canh nông nghiêp gắn với công nghiệp chế biến.
⇒ Nhận xét A, C, D đúng.
- Đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp là do sự phân hóa khí hậu và địa hình (điều kiện tự nhiên)
⇒ công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm không thể tác động làm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ⇒ Nhận xét B không đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, không phải do
A. Gần nguồn nguyên liệu phong phú.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Lao động có trình độ tay nghề cao.
D. Cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại.
Đáp án: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm không đòi hỏi kĩ thuật hiện đại, lao động trình độ cao.
⇒ Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, không phải do lao động có trình độ tay nghề cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Công nghiệp chế biến chè phân bố chủ yếu ở
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
Đáp án: Các vùng trồng chè chủ yếu của nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
⇒ đây là hai vùng cung cấp nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến chè → vì vậy công nghiệp chế biến chè phân bố chủ ở Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng mạnh do
A. Vốn đầu tư hạn chế.
B. Nguồn nguyên liệu chưa đảm bảo.
C. Thiếu lao động có tay nghề.
D. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu.
Đáp án: Công nghiệp chế biến sp chăn nuôi phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nguyên liệu. Trong khi ngành chăn nuôi nước ta có hiệu quả còn kém, do dịch bệnh và năng suất thấp nên sản phẩm ngành chăn nuôi không ổn định và đảm bảo tốt.
⇒ Ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ chăn nuôi nước ta chưa tăng mạnh.
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Bài 1 (trang 124 sgk Địa Lí 12): Tại sao công nghiệp năng lượng ...
Bài 2 (trang 124 sgk Địa Lí 12): Hãy xác định các nhà máy ...
Bài 3 (trang 124 sgk Địa Lí 12): Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp ...
Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch
- Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều