Top 100 Đề thi Địa Lí 12 Kết nối tri thức (có đáp án)

Tuyển chọn 100 Đề thi Địa Lí 12 Kết nối tri thức Học kì 1, Học kì 2 năm 2024 mới nhất có đáp án và lời giải chi tiết, cực sát đề thi chính thức gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì giúp học sinh lớp 12 ôn luyện và đạt điểm cao trong các bài thi Địa 12.

Xem thử Đề thi GK1 Địa 12 Xem thử Đề thi CK1 Địa 12

Chỉ từ 100k mua trọn bộ đề thi Địa Lí 12 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Địa Lí 12 Học kì 1 Kết nối tri thức

Đề thi Địa Lí 12 Giữa kì 2 Kết nối tri thức

Đề thi Địa Lí 12 Học kì 2 Kết nối tri thức

Xem thêm Đề thi Địa Lí 12 cả ba sách:

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta thuộc tỉnh/thành nào sau đây?

A. Long An.

B. Kiên Giang.

C. Cà Mau.

D. An Giang.

Câu 2. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh phổ biến ở nước ta là

A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. ngập mặn ven biển phát triển trên đất phèn.

C. rừng gió mùa lá rộng thường xanh trên đá vôi.

D. rừng thưa khô rụng lá, xavan trên đất badan.

Câu 3. Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có đặc trưng nào sau đây?

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Cận xích đạo gió mùa.

C. Cận nhiệt đới hải dương.

D. Nhiệt đới lục địa khô.

Câu 4. Do nước ta nằm kề với Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang nên

A. luôn nhận được những đợt gió mùa đầu tiên từ phương Bắc xuống.

B. ít chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới.

C. chịu tác động mạnh của các khối khí lạnh từ cực thổi về.

D. có khí hậu khác biệt so với các nước cùng vĩ độ.

Câu 5 Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình

A. dưới 500 - 600m.

B. dưới 600 - 700m.    

C. dưới 700 - 800m.

D. dưới 800 - 900m.

Câu 6. Dân số nước ta hiện nay

A. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.

B. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.

C. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 8 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.

D. đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 7 ở châu Á và thứ 16 trên thế giới.

Câu 7. Kiểu thời tiết lạnh khô, ít mưa xuất hiện ở miền Bắc nước ta vào nửa đầu mùa đông nước ta là do

A. gió mùa Đông Bắc bị biến tính nhiều hơn khi đi qua vùng biển.

B. gió mùa Đông Bắc ít bị biến tính khi đi qua lục địa Á - Âu.

C. gió mùa Đông Bắc đã chấm dứt thời gian hoạt động.

D. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh dần lên.

Câu 8. Việc mất cân bằng sinh thái ở nước ta có biểu hiện nào sau đây?

A. Nguồn nước bị ô nhiễm.

B. Bão lụt, hạn hán gia tăng.

C. Khoáng sản dần cạn kiệt.

D. Đất bạc màu và ô nhiễm.

Câu 9. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng nào sau đây?

A. Tỉ trọng lao động ở thành thị tăng.

B. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.

C. Tỉ trọng nông thôn giảm, thành thị tăng.

D. Tỉ trọng nông thôn tăng, thành thị giảm.

Câu 10. Lãnh thổ nước ta trải dài

A. Gần 17º vĩ.

B. Gần 15º vĩ.

C. Gần 16º vĩ.

D. Gần 18º vĩ.

Câu 11. Các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng chủ yếu nào sau đây?

A. Tây bắc - đông nam.

B. Tây nam - đông bắc.

C. Vòng cung.

D. Bắc - nam.

Câu 12. Để tăng khả năng tạo việc làm mới cho thanh niên các thành phố, thị xã, biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là

A. đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho lao động.

B. đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề.

C. phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ.

D. đẩy mạnh chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Câu 13. Giải pháp nào sau đây không đúng để sử dụng hợp lí tài nguyên sinh vật?

A. Tăng cường trồng rừng sản xuất và đóng cửa rừng phòng hộ.

B. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện.

C. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân.

D. Ngăn chặn và xử lí nghiêm việc săn bắt động vật hoang dã.

Câu 14. Ở khu vực Đông Nam Á, nước ta có dân số đông thứ 3 đứng sau các quốc gia nào sau đây?

A. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

B. Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

D. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin.

Câu 15. Nguyên nhân chính nào sau đây khiến cho vùng Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ nước ta có mùa khô kéo dài?

A. Gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế.

B. Gió mùa Đông Bắc từ áp cao Xi-bia hoạt động chiếm ưu thế.

C. Gió mùa Tây Nam từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam chiếm ưu thế.

D. Gió mùa Tây Nam từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương chiếm ưu thế.

Câu 16. Hiện nay, đô thị nào sau đây ở nước ta có diện tích lớn nhất?

A. Hà Nội.

B. TP Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng.

D. Đà Nẵng.

Câu 17. Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành

A. 3 loại.

B. 4 loại.

C. 5 loại.

D. 6 loại.

Câu 18. Sự phân hoá thiên nhiên nước ta theo chiều bắc – nam chủ yếu là do

A. lãnh thổ kéo dài và gió mùa.

B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. vị trí kết hợp với địa hình.

D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

Câu 19. Ô nhiễm không khí xảy ra chủ yếu ở khu vực nào sau đây ở nước ta?

A. Khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển.

B. Khu vực đô thị có hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển.

C. Khu vực miền núi, trung du có trồng nhiều cây công nghiệp.

D. Khu vực đồng bằng có trồng nhiều cây lương thực, thực phẩm.

Câu 20. Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở khu vực nông thôn do

A. ngành nông nghiệp phát triển nhất.

B. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.

C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

D. dân cư di dân nhiều về nông thôn.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ đã tạo cho thiên nhiên của nước ta có sự phân hóa đa dạng, khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi với đồng bằng,.. hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 8)

a) Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ tạo nên sự đa dạng cho thiên nhiên nước ta.

b) Giữa miền Bắc và miền Nam không có sự khác biệt về tự nhiên.

c) Thiên nhiên Việt Nam không có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng.

d) Việt Nam hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dưới 25 °C; lượng mưa và độ ẩm tăng lên. Các nhóm đất: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1 600 − 1 700 m hình thành đất fe-ra-lit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng. Từ độ cao trên 1 600 − 1 700 m xuất hiện đất mùn. Các kiểu thảm thực vật: Từ độ cao 600 – 700 m đến 1 600 – 1 700 m hình thành hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,... Từ độ cao trên 1 600 m – 1 700 m, thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân và cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới như: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 16 - 17)

a) Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.

b) Đoạn thông tin trên nhắc đến đặc điểm của đai nhiệt đới gió mùa trên núi.

c) Biểu hiện của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi là: nhiệt độ cao, đất feralit đỏ vàng và nâu đỏ, sinh vật nhiệt đới đa dạng.

d) Sinh vật phổ biến là các loài cận nhiệt, xen kẽ một số loài nhiệt đới.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng gia tăng đang là vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay. Giai đoạn 2016 - 2021, chất lượng không khí tại các đô thị như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,... ngày càng suy giảm. Nồng độ bụi, khí CO, ở các đô thị, khu công nghiệp vượt quá nhiều lần so với quy chuẩn. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn diễn ra khá nghiêm trọng ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu dân cư, các trục giao thông chính. Tình trạng không khí tại các làng nghề, khu vực nông thôn đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ. Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 26)

a) Ô nhiễm không khí thường xảy ra ở các đô thị lớn do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng mà không đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

b) Sự bùng nổ về phương tiện giao thông cơ giới gây ra tình trạng tắc nghẽn giao thông, thải ra nhiều khí bụi độc hại (NO,CO),… là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn.

c) Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là từ hoạt động nông nghiệp.

d) Ô nhiễm không khí chưa phải vấn để cấp bách ở nước ta hiện nay.

Câu 4. Quan sát biểu đồ và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

Biểu đồ cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta

năm 2010 và năm 2021 (Đơn vị: %)

6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2016, 2022)

a) Trong năm 2010 và năm 2021, lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao thứ hai.

b) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực làm thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.

c) Từ năm 2010 đến năm 2021, tỉ trọng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng tăng.

d) Trong năm 2010 và năm 2021, lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước đều có tỉ trọng đứng đầu bởi vì chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình tháng tại Lai Châu năm 2021

(Đơn vị: °C)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lai Châu

12.6

17

20.2

21.8

24.5

24.1

23.9

24

23.3

20.4

17

14.2

(Nguồn: gso.gov.vn)

a) Tính nhiệt độ trung bình năm của Lai Châu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của °C).

b) Tính biên độ nhiệt của Lai Châu năm 2021.

Câu 2. Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số phân theo khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2010 – 2021

(Đơn vị: %).

6 Đề thi Giữa kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2022)

Biết tổng số dân nước ta năm 2021 là 98,5 triệu người:

a) Tính số dân khu vực thành thị năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

b) Tính số dân khu vực nông thôn năm 2021 (làm tròn đến hàng đơn vị).

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Địa Lí 12

Thời gian làm bài: phút

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Xu hướng chuyển dịch trong khu vực I ở nước ta hiện nay

A. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

B. tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

C. tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp.

D. giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

Câu 2. Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ ở

A. vùng đồi núi thấp.

B. khu vực núi cao.

C. ven biển, các đảo.

D. trung du, hải đảo.

Câu 3. Hai vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta hiện nay là

A. BTB&DHMT, TD&MNBB.

B. ĐBSCL, Đông Nam Bộ.

C. TD&MNBB, Đông Nam Bộ.

D. ĐBSCL, TD&MNBB.

Câu 4. Ngư trường nào sau đây không được xác định là ngư trường trọng điểm?

A. Cà Mau - Kiên Giang.

B. Thanh Hóa - Nghệ An.

C. Ninh Thuận - Bình Thuận.

D. Hải Phòng - Quảng Ninh.

Câu 5. Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

B. Giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành trồng trọt.

C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.

D. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

Câu 6. Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là

A. nguồn lợi hải sản vùng biển khá phong phú.

B. dân số đông, nhiều tàu thuyền công suất lớn.

C. thị trường trong nước, ngoài nước mở rộng.

D. nhiều khu vực thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

Câu 7. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở vùng núi nào sau đây của nước ta?

A. Tây Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc.

D. Trường Sơn Nam. 

Câu 8. Tây Nguyên là vùng chuyên canh lớn nhất về các loại công nghiệp lâu năm nào sau đây?

A. Chè, tiêu, điều.

B. Cà phê, cao su.

C. Cao su, bông.

D. Cao su, hồ tiêu.

Câu 9. Nhờ có biển Đông mà nước ta có

A. thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh.

B. thiên nhiên phân hóa đa dạng theo bắc - nam.

C. khí hậu khô và nóng như các nước ở châu Phi.

D. thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Câu 10. Ý nghĩa lớn nhất của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến ở nước ta là

A. tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động địa phương.

B. tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

C. giúp bảo quản tốt sản phẩm hàng hoá sau thu hoạch.

D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.

Câu 11. Các khu công nghệ cao tập trung chủ yếu ở

A. đô thị lớn.

B. ven biển.

C. vùng núi.

D. các đảo.

Câu 12. Thu nhập bình quân của lao động nước ta chưa cao do

A. tuổi thọ trung bình thấp.

B. người lao động rất đông.

C. năng suất lao động thấp.

D. phân bố dân cư khá đều.

Câu 13. Lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay là

A. nguồn nhiên liệu phân bố đều ở các vùng.

B. nguồn lao động đông, chất lượng nâng lên.

C. thu hút vốn đầu tư lớn, chính sách ưu tiên.

D. thị trường nội địa mạnh, hạn chế thiên tai. 

Câu 14. Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số thấp nhất?

A. Tây Bắc.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ. 

Câu 15. Hậu quả của đô thị hóa tự phát không phải là

A. sức ép lớn vấn đề việc làm.

B. gây ra ô nhiễm môi trường.

C. mất an ninh, trật tự xã hội.

D. cải thiện đời sống nhân dân.

Câu 16. Xu hướng của ngành điện nước ta là

A. tiếp tục phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.

B. chỉ tập trung các nguồn lực phát triển mạnh thuỷ điện.

C. phát triển đồng đều các nguồn điện ở các vùng lãnh thổ.

D. chỉ đổi mới công nghệ các nhà máy điện đang xây dựng.  

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây đúng với ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?

A. Có tỉ trọng rất lớn trong nông nghiệp.

B. Hướng đến nền sản xuất hàng hoá.

C. Chủ yếu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

D. Chỉ tập trung ở các vùng đồng bằng. 

Câu 18. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu khí lớn nhất ở nước ta?

A. Sông Hồng.

B. Phú Khánh.

C. Thổ Chu - Ma-lay.

D. Nam Côn Sơn.

Câu 19. Hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ

A. Điện Biên đến An Giang.

B. Lai Châu đến Đà Nẵng.

C. Lai Châu đến Cần Thơ.

D. Điện Biên đến Long An.

Câu 20. Khu công nghệ cao nào sau đây thuộc trung tâm công nghiệp Hà Nội?

A. Khu công nghệ cao Hoà Lạc.

B. Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

D. Khu công nghệ cao công nghệ sinh học Đồng Nai.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Hiện nay, ngành trồng trọt đang ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất như cơ giới hoá, tự động hoá, các mô hình canh tác mới,... nên hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ngày càng được nâng cao. Nhiều sản phẩm ngành trồng trọt là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển đổi từ cây trồng có giá trị kinh tế và hiệu quả không cao sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng, bao gồm: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, đậu và các cây trồng khác.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 49)

a) Trồng trọt là ngành chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta.

b) Khí hậu phân hóa đa dạng kết hợp với địa hình, đất, nước tạo điều kiện cho nước ta phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng.

c) Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển đổi sang cây trồng cho giá trị kinh tế và hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường.

d) Một trong những sản phẩm của ngành trồng trọt có giá trị cao xuất khẩu là lúa mì.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta được hình thành dựa trên sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế – xã hội, trình độ thâm canh và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng.”

(Nguồn: dẫn theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019)

a) Vùng nông nghiệp cho phép khai thác tốt các điều kiện sinh thái nông nghiệp ở mỗi vùng tạo ra sự đa dạng hóa trong sản phẩm nông nghiệp.

b) Nước ta có 6 vùng sinh thái nông nghiệp.        

c) Một trong những ý nghĩa của việc hình thành vùng nông nghiệp ở nước ta là thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trên cả nước.

d) Các vùng hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và các chính sách phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học – công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng,... Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phân bố không gian công nghiệp nước ta hướng đến phù hợp với yêu cầu cơ cấu lại các ngành công nghiệp, phát triển tập trung, không dàn đều, đảm bảo bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh.”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 68)

a) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ hướng đến sự phân bố lao động có hiệu quả hơn.

b) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ hướng đến sự phát triển các tổ hợp công nghiệp tập trung ở những địa bàn trọng điểm với quy mô lớn và có hiệu quả cao.

c) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chú trọng vào việc đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp ở mỗi vùng, địa phương.

d) Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ chưa phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:

“Trung tâm công nghiệp là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp thường có một hoặc một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triển vùng và địa phương. Các trung tâm công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển và rất đa dạng, được phân loại dựa vào vai trò của nó trong phân công lao động theo lãnh thổ, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hoá,... Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng); các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hoà,...); các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,...) và các trung tâm nhỏ (chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước).”

(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Cánh diều, trang 75)

a) Trung tâm công nghiệp được hiểu là một khu vực có ranh giới xác định, nằm xa các đô thị.

b) Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn; các trung tâm lớn; các trung tâm trung bình và các trung tâm rất nhỏ.

c) Trung tâm công nghiệp thường có một hoặc một số ngành chuyên môn hoá.

d) Trung tâm công nghiệp là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2.

Câu 1. Biết ở nước ta năm 2021, GDP đạt 8 487,5 nghìn tỉ đồng, GDP của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản là 1 069,7 nghìn tỉ đồng. Tính tỉ trọng GDP của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta năm 2021 (đơn vị tính: %, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

Câu 2. Năm 2021, diện tích đất tự nhiên của nước ta là 33 134,5 nghìn ha; diện tích rừng là 14,7 triệu ha. Tính độ che phủ rừng của nước ta năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của %).

Câu 3. Cho biểu đồ:

Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác trong nước giai đoạn 2000 – 2021

6 Đề thi Học kì 1 Địa Lí 12 Kết nối tri thức (có đáp án + ma trận)

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001, 2006, 2011, 2016, 2022)

Tính tốc độ tăng trưởng của sản lượng khí tự nhiên của nước ta năm 2021 (làm tròn đến chữ số thập phân đầu tiên).

Câu 4. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN ƯỚP ĐÔNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

Năm

2010

2015

2020

2021

Thuỷ sản ướp đông (nghìn tấn)

1 278,3

1 666,0

2 194,1

2 070,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, 2022)

Tính sản lượng thuỷ sản ướp đông trung bình mỗi năm của nước ta giai đoạn 2010 – 2021 (đơn vị tính: nghìn tấn, làm tròn kết quả đến một chữ số của phần thập phân).

Tham khảo đề thi Địa Lí 12 các bộ sách có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 12 các môn học