Trắc nghiệm Địa Lí 12 ôn thi Tốt nghiệp 2025
Để giúp học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn thi tốt nghiệp Địa Lí 12 năm 2025 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn 1500 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án, mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 12 (sách cũ)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 8 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 9 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 10 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 11 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 12 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 15 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 1 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 16 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 18 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 2 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 21 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 22 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 24 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 33 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 35 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 36 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 4 năm 2024 (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 có đáp án năm 2024
Câu 1: Nước ta nằm ở vị trí:
A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương
B. rìa phía Tây của bán đảo Đông Dương.
C. trung tâm châu Á
D. phía đông Đông Nam Á
Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương là nước:
A. Lào
B. Campuchia
C. Việt Nam
D. Mi-an-ma
Đáp án: Bán đảo Đông Dương gồm có 3 nước, đó là Việt Nam, Lào và Campuchia. Việt Nam là nước nằm phía Đông của bán đảo này.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh:
A. Cao Bằng
B. Hà Giang
C. Yên Bái
D. Lạng Sơn
Đáp án: Điểm cực Bắc nước ta ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Vị trí địa lí của nước ta là:
A. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
B. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
C. nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á
D. nằm ở phía Tây bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực châu Á
Đáp án: Nước ta có vị trí địa lí nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, trong khu vực nội chí tuyến có gió mùa điển hình của châu Á và trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh:
A. Ninh Thuận
B. Khánh Hòa
C. Đà Nẵng
D. Phú Yên
Đáp án: Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Ở tỉnh Khánh Hòa có một đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt là:
A. Là tỉnh duy nhất có nhiều đảo
B. Là tỉnh có điểm cực Đông nước ta
C. Là tỉnh có nhiều hải sản nhất
D. Là tỉnh có nhiều than nhất
Đáp án: Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Khoáng sản than và có nhiều đảo nhất là tỉnh Quảng Ninh còn thủy sản nhiều nhất là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Đâu không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:
A. vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.
B. nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc
C. trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.
D. nằm ở trung tâm của châu Á.
Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á ⇒ Đặc điểm “nằm ở trung tâm khu vực châu Á” là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nước ta nằm ở vị trí:
A. rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương
B. trên bán đảo Ấn Độ.
C. phía đông Đông Nam Á
D. trung tâm châu Á - Thái Bình Dương.
Đáp án: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc
B. Nằm trọn trong múi giờ số 8
C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
Đáp án: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.
⇒ Đáp án “nằm hoàn toàn trong múi giờ số 8” là sai.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án: Nước ta nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, trong khu vực có hoạt động thường xuyên quanh năm của gió Tín phong, nằm trong khu vực có gió mùa điển hình của châu Á và nằm trong múi giờ số 7 (giờ GMT).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Vùng đất là:
A. phần đất liền giáp biển
B. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo
C. phần được giới hạn bởi các đường biên giới và đường bờ biển
D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển
Đáp án: Vùng đất bao gồm: toàn bộ phần đất liền + các hải đảo (Diện tích: 331.212 km2).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Nước ta có 4600km đường biên giới trên đất liền, 3260km đường bờ biển,… là đặc điểm của vùng:
A. đất
B. biển
C. trời
D. nội thủy
Đáp án: Có đường biên giới trên đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia dài 4600km và có đường bờ biển dài 3260km kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
⇒ Đây là đặc điểm vùng đất của nước ta
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là với quốc gia nào sau đây:
A. Trung Quốc
B. Campuchia
C. Lào
D. Thái Lan
Đáp án: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là:
- Trung Quốc (dài hơn 1400km)
- Lào (gần 2100km) → dài nhất
- Campuchia (hơn 1100km)
⇒ Nước ta có đường biên giới dài nhất với nước Lào (2100km).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Nước ta có đường biên giới trên đất liền với:
A. Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma
B. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan
C. Trung Quốc, Lào, Campuchia
D. Lào, Thái Lan, Campuchia
Đáp án: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài hơn 4600km, tiếp giáp với 3 quốc gia là Trung Quốc (dài hơn 1400km), Lào (gần 2100km) và Campuchia (hơn 1100km).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào?
A. Móng Cái.
B. Lệ Thanh.
C. Mường Khương.
D. Cầu Treo.
Đáp án: B1.Dựa vào bảng chú giải trang 3 (Atlat ĐLVN): nhận biết kí hiệu cửa khẩu quốc tế và đường biên giới quốc gia.
B2. Dựa vào trang 23 (Atlat ĐLVN) xác định phạm vi đường biên giới Việt Nam - Lào, chỉ ra được:
- Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mường Khương (Lào Cai) giáp Trung Quốc.
- Cửa khâu Lệ Thanh (Gia Lai) giáp Campuchia.
- Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) giáp Lào.
Đáp án cần chọn là: D
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 6 có đáp án năm 2024
Câu 1: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là:
A. Đồng bằng
B. Đồi núi thấp
C. Núi trung bình
D. Núi cao
Đáp án: Địa hình đồi núi chiếm phần lớn tới diện tích lãnh thổ nước ta: ¾ diện tích.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở:
A. sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.
B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…
C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình
D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung
Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là biểu hiện đặc điểm nào của địa hình nước ta?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Địa hình nước ta khá đa dạng
D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
Đáp án: Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng. (xem Câu Thiên nhiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Tiết 2)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là:
A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc
C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.
Đáp án: Khu vực đồi núi nước ta được chia làm 4 vùng:
- Tây Bắc
- Đông Bắc
- Trường Sơn Bắc
- Trường Sơn Nam
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Ranh giới tự nhiên của vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là:
A. dãy Hoàng Liên Sơn
B. dãy Hoành Sơn
C. sông Cả
D. dãy Bạch Mã
Đáp án: Mạch núi cuối cùng của Trường Sơn Bắc là dãy Bạch Mã. Đây cũng chính là ranh giới tự nhiên giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A. Gồm các khối núi và cao nguyên
B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C. Có bốn cánh cung
D. Địa hình thấp và hẹp ngang.
Đáp án: Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn (với đỉnh Phanxipăng cao 3140m).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào:
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
C. Quảng Trị và Quảng Bình.
D. Thanh Hóa và Nghệ An
Đáp án: - B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.
- B2. Xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang.
⇒ Chỉ ra được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là:
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Đáp án: Sử dụng phương pháp loại trừ:
- A: các cánh cung lớn ⇒ đặc điểm vùng núi Đông Bắc → Sai
- B: địa hình cao nhất, hướng Tây Bắc – Đông Nam → đặc điểm vùng Tây Bắc → Sai
- C: các dãy núi song song, so le nhau…→ đặc điểm Trường Sơn Bắc → Đúng
- D: khối núi và cao nguyên xếp tầng → đặc điểm vùng núi Trường Sơn Nam → Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là:
A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông
B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam
C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam
D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.
Đáp án: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan. Một số cao nguyên tiêu biểu như Cao Nguyên Lâm Viên, Mơ Nông, Kon Tum,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Đây không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc:
A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ.
B. có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.
C. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.
D. giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ.
Đáp án: - Đặc điểm vùng núi Đông Bắc là địa hình núi thấp là chủ yếu, có 4 cánh cung lớn, phía Bắc có các khối núi cao ở giáp biên giới Việt – Trung.
⇒ Nhận xét A, B, D đúng
- Nhận xét C: các dãy núi song song và so le nhau là đặc điểm của dãy Trường Sơn Bắc → Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam:
A. Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao hơn Trường Sơn Nam
B. Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp, trung bình; Trường Sơn Nam gồm khối núi cao đồ sộ.
C. Trường Sơn Bắc địa hình núi dưới 2000m, Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất trên 3000m
D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất cả nước
Đáp án: Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có đia hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Hẹp ngang.
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.
D. Được hình thành chủ yếu do các sông bồi đắp.
Đáp án: - Đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung là kéo dài, hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong quá trình hình thành đồng bằng; chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông như Thanh Hóa (sông Mã – Chu), Nghệ An (sông Cả)….
⇒ Nhận xét A, B, C đúng.
Nhận xét D: hình thành củ yếu do các sông bồi đắp là Sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Đặc điểm không phải của dải đồng bằng sông Hồng là:
A. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.
B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. Có các khu ruộng cao bạc màu.
D. Được hình thành do phù sa sông bồi đắp.
Đáp án: Đồng bằng sông Hồng có diện tích rộng lớn, dạng tam giác châu, do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
Đặc điểm "bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi đâm ngang ra biển" là đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung, không phải của đồng bằng sông Hồng ⇒ B sai
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông nào bồi đắp?
A. sông Mã – Chu.
B. sông Cả.
C. sông Gianh.
D. sông Thu Bồn.
Đáp án: Quan sát Atlat ĐLVN trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này.
⇒ Xác định được sông Cả
Đáp án cần chọn là: B
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều