Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3 năm 2024 (có đáp án)
Để giúp học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn trắc nghiệm Địa 12 thi Tốt nghiệp THPT năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chương 3 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
Câu 1: Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là:
A. Tăng tỉ trọng khu vực III, giảm tỉ trọng khu vực II.
B. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II.
C. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I.
D. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.
Đáp án: Xu hướng chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta là giảm tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Sau khi gia nhập WTO khu vực kinh tế nào tăng nhanh về tỉ trọng
A. Kinh tế nhà nước
B. Kinh tế tư nhân
C. Kinh tế tập thể
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Đáp án: Sau khi gia nhập WTO, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh về tỉ trọng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Thế mạnh nông nghiệp của vùng trung du và miền núi nước ta là:
A. cây lâu năm và chăn nuôi lợn.
B. chăn nuôi gia cầm và cây hàng năm.
C. cây hàng năm và cây lâu năm.
D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Đáp án: Vùng trung du và miền núi có đất feralit và đất badan màu mỡ tập trung với diện tích lớn, các cánh rừng, đồng cỏ lớn thuận lợi cho trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn thả gia súc lớn (trâu, bò).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Cà phê được trồng chủ yếu trên loại đất nào sau đây?
A. Đất badan.
B. Đất xám bạc màu.
C. Đất đỏ đá vôi.
D. Đất phù sa.
Đáp án: Cà phê phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, nơi có diện tích đất badan rộng lớn và màu mỡ cả nước.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Vùng nào sau đây nuôi nhiều trâu nhất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực chăn nuôi nhiều trâu nhất nước ta (do đàn trâu ưa ẩm và lạnh, thích hợp với điều kiện thời tiết của khu vực này).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải
A. Chế biến lương thực – thực phẩm.
B. Dệt may.
C. Luyện kim.
D. Năng lượng.
Đáp án: Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta gồm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp dệt – may, công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí – điện tử….
⇒ Luyện kim không phải là công nghiệp trọng điểm của nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Tiềm năng thủy điện lớn nhất của nước ta thuộc
A. hệ thống sông Hồng.
B. hệ thống sông Mã.
C. hệ thống sông Đồng Nai.
D. hệ thống sông Cửu Long.
Đáp án: Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta thuộc hệ thống sông Hồng (37%)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết ngành nào sau đây không xuất hiện ở trung tâm công nghiệp Vinh?
A. chế biến nông sản.
B. cơ khí.
C. sản xuất vật liệu xây dựng.
D. dệt, may.
Đáp án: Trung tâm công nghiệp Vinh bao gồm các ngành: cơ khí, khai thác khoáng sản (mangan), sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản.
⇒ Dệt, may không phải là ngành thuộc trung công nghiệp Vinh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta là (năm 2007) là:
A. Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng.
B. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.
C. Tiền Hải, Lan Đỏ, Đại Hùng.
D. Hồng Ngọc, Rồng, Tiền Hải.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí được đang được khai thác ở nước ta là: Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy sắp xếp các bãi biển sau theo thứ tự từ Bắc xuống Nam ?
A. Cửa Lò, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mỹ Khê.
B. Cửa Lò, Sầm Sơn, Mỹ Khê, Thiên Cầm.
C. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Mỹ Khê.
D. Sầm Sơn, Cửa Lò, Mỹ Khê, Thiên Cầm.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các bãi biển sau theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Mỹ Khê (Đà Nẵng).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến quốc lộ nào sau đây không kết nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quốc lộ 19.
B. Quốc lộ 20.
C. Quốc lộ 24.
D. Quốc lộ 25.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, xác định được:
- Các tuyến quốc lộ 19, 24, 25 là những tuyến đường ngang tây – đông nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Riêng tuyến quốc lộ 20, nối Tây Nguyên (Di Linh) với vùng Đông Nam Bộ (TP. Biên Hòa).
⇒ Quốc lộ 20 không kết nối Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Thuận lợi chủ yếu cho việc khai thác thủy sản ở nước ta là có
A. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.
B. nhiều cánh rừng ngập mặn.
C. 4 ngư trường trọng điểm.
D. các ô trũng ở giữa đồng bằng.
Đáp án: Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển đánh bắt thủy sản nước ngọt (ao hồ, sông suối) và thủy sản nước mặn (biển), trong đó nguồn lợi thủy sản chủ yếu từ vùng biển.
⇒ Vùng biển rộng lớn, nhiều bãi tôm bãi cá lớn với 4 ngư trường trọng điểm đã mang lại nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn cho ngành khai thác thủy sản ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng với nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nước ta?
A. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.
B. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận.
C. Không cần tạo ra nhiều nông sản.
D. Sử dụng ít vật tư nông nghiệp.
Đáp án: Nền nông nghiệp hàng hóa được đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm đến thị trường nhiều hơn, sản xuất không chỉ để tạo ra nông sản mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Biểu hiện của chuyến dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế không phải là:
A. Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh trên cả nước.
B. Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm.
C. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
D. Hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
Đáp án: - Biểu hiện của chuyến dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế là sự hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.⇒ Loại đáp án A, B, C.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh là biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế ⇒ đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của
A. sự biến động của thị trường.
B. nguồn lao động đang giảm.
C. các thiên tai ngày càng tăng.
D. tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp.
Đáp án: Nền nông nghiệp nước ta đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với đặc trưng là:
+ người nông dân quan tâm hơn đến thi trường tiêu thụ.
+ mục địch quan trọng sản xuất ra nhiều hàng hóa để bán ra thị trường, thu nhiều lợi nhuận.
⇒ Với đặc trưng và mục đích sản xuất đó, sản xuất nông nghiệp nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ của sự biến động thị trường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. Mở rộng diện tích canh tác.
Đáp án: Năng suất lúa là sản lượng lúa đạt được trên một đơn vị diện tích (đơn vị: tạ/ha).
Câu 18: Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đường bộ nước ta là:
A. khí hậu và thời tiết thất thường.
B. phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật cao.
Đáp án: Lãnh thổ nước ta chủ yếu là đồi núi (chiếm ¾ diện tích lãnh thổ) ⇒ địa hình khu vực miền núi hiểm trở, nhiều đèo dốc, núi cao gây cản trở cho phát triển các tuyến giao thông đông – tây, cũng như các tuyến đường bộ ở khu vực miền núi; địa hình hiểm trở cũng đòi hỏi chi phí xây dựng cao hơn, phải xây dựng nhiều tuyến đường hầm xuyên núi, đèo…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là:
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
B. Đất feralit.
C. Địa hình đa dạng.
D. Nguồn nước phong phú.
Đáp án: Nước ta có khí hậu nhiệt đới đới ẩm, lượng nhiệt nhận được trong năm lớn, nhiệt độ trung bình năm trên 220C ⇒ thích hợp để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, với nhiều loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới như lúa, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, xoài, chuối, dứa, chôm chôm, sầu riêng….
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Cho biểu đồ:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta Biểu đồ trên thể hiện:
A. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
C. Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
D. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
Đáp án: Biểu đồ miền thường dùng để thể hiện sự thay đổi (sự chuyển dịch) cơ cấu của đối tượng trong một khoảng thời gian.
⇒ Biểu đồ trên là biểu đồ miền, có vai trò thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta hiện nay là:
A. chính sách phát triển công nghiệp.
B. thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. dân cư, nguồn lao động.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng.
Đáp án: - Nước ta có dân cư đông, đem lại nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn; hiện nay cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế, nước ta đã có nhiều chính sách trong phát triển công nghiệp như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư nước ngoài, ưu đãi về thuế…..
⇒ Loại đáp án A, B, C
- Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng của nước ta vẫn chưa phát triển hiện đại và đồng bộ, đặc biệt ở khu vực miền núi, nông thôn. Đây là điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với
A. Bảo vệ và phát triển rừng.
B. Vấn đề thuỷ lợi.
C. Sản xuất lương thực và thực phẩm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư.
Đáp án: Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta gắn liền với các khu vực đồi núi. Do vậy, việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi cần chú ý đến vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, tránh hiện tượng đốt, chặt phá rừng bừa bãi để khai hoang, lấy đất trồng cây công nghiệp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế các quá trình xói mòn, sạt lở đất, thiên tai lũ lụt bất thường do mất lớp phủ thực vật hay mất rừng đầu nguồn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Hiện nay điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là:
A. Cơ sở thức ăn đảm bảo tốt.
B. Thị trường tiêu thụ lớn.
C. Nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao.
D. Ít dịch bệnh.
Đáp án: Ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn. Hiện nay, cơ sở thức ăn của nước ta đã và đang được đảm bảo tốt, từ nguồn thức ăn truyền thống (hoa màu, lương thực), các đồng cỏ tự nhiên, phụ phẩm ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp…đã thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển mạnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè và cây cao su ở nước ta là:
A. khí hậu.
B. địa hình.
C. đất đai.
D. nguồn nước.
Đáp án: Chè là cây trồng cận nhiệt, ưa khí hậu mát mẻ, độ ẩm vừa phải của vùng cận nhiệt → do vậy cây chè thích hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ ở vùng núi phía Bắc nước ta và trên các cao nguyên có độ cao trên 1000m ở Tây Nguyên. Cây cao su là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, thích hợp với đặc điểm khí hậu cận xích đạo nắng nóng quanh năm, nền nhiệt cao ở vùng Đông Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở
A. lao động có kinh nghiệm trong sản xuất.
B. vị trí chiến lược tiếp giáp với miền Nam Trung Quốc
C. giàu tài nguyên, khoáng sản hoặc vị trí địa lí thuận lợi.
D. cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển tương đối hoàn thiện.
Đáp án: - Các trung tâm công nghiệp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu là các trung tâm công nghiệp có quy mô nhỏ (trừ Hạ Long có quy mô vừa). Sự phát triển và phân bố phụ thuộc vào nguồn tài nguyên khoáng sản.
Ví dụ: trung tâm công nghiệp Hạ Long, Cẩm Phả gắn với các mỏ than lớn ở Quảng Ninh; trung tâm công nghiệp Thái Nguyên, Việt Trì gắn với sự phân bố của các mỏ sắt, đá vôi hay nguồn nông sản lớn từ đồng bằng sông Hồng.
- Sự phát triển các trung tâm công nghiệp cũng gắn liền với vị trí địa lí thuận lợi: gần các cảng biển lớn ở Quảng Ninh, Hải Phòng, các trục giao thông quan trọng, khu vực ĐBSH có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta.
⇒ Các trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở giàu tài nguyên, khoáng sản hoặc vị trí địa lí thuận lợi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Ngành giao thông vận tải đường sông nước ta có tốc độ phát triển còn chậm là do
A. sự thất thường về chế độ nước theo mùa.
B. sự thay đổi thất thường về luồng lạch.
C. phương tiện vận tải hạn chế.
D. nguồn hàng cho vận tải ít.
Đáp án: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có tính thất thường, lượng mưa sự phân hóa theo mùa. Chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa vì vậy vào những thời kì khí hậu diễn biến thất thường có mưa lớn, bão, lũ lụt làm nước sông dâng lên nhanh, nước chảy mạnh và xiết; ngược lại thời kì mùa khô nước sông cạn ⇒ cản trở các hoạt động vận tải trên sông diễn ra bình thường.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2014
(Đơn vị: triệu USD)
Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2014?
A. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta tăng nhanh.
B. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả hai khu vực trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng.
C. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực trong nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước.
Đáp án: Nhận xét
- Giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta tăng nhanh , từ 14482,7 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 150217,1 nghìn tỉ đồng (năm 2014), gấp 10,4 lần.
- Giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả hai khu vực trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng.
+ Khu vực trong nước tăng: 49037,3 / 7672,4 = 6,4 lần.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng: 101179,8 / 6810,3 = 14,9 lần.
= > Giá trị xuất khẩu hàng hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn khu vực trong nước (14,9 > 6,4 lần).
- Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước (năm 2014: giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gấp 2,1 lần khu vực trong nước).
⇒ Nhận xét A, B, D đúng.
Nhận xét C. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực trong nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì
A. Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ.
B. Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu.
C. Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp.
D. Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp.
Đáp án: Đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất.
Ví dụ. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều đó đòi hỏi phải sử dụng trang thiết bị sản xuất có đặc tính bền, chống han rỉ, ô-xi hóa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do
A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng.
B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.
C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.
D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.
Đáp án: - Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta tăng lên và chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất nhằm phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước ⇒ điều này phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước, đặc biệt là hoạt động công nghiệp.
- Thị trường xuất khẩu nước ta ngày càng mở rộng, thị trường lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc → kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng ⇒ đây là kết quả của chính sách đổi mới, hội nhập nền kinh tế của nước ta (Việt Nam gia nhập WTO, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì...).
⇒ Như vậy: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 chọn lọc, có đáp án khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 27 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 28 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 30 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31 năm 2024 (có đáp án)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều