Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 22 (sách mới)
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 22 (sách mới)
(Cánh diều) Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
(Chân trời sáng tạo) Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 22: Thương mại và du lịch
Lời giải Địa Lí 12 Bài 22 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
(Kết nối tri thức) Giải sgk Địa Lí 12 Bài 22: Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển một số ngành dịch vụ
(Chân trời sáng tạo) Giải sgk Địa Lí 12 Bài 22: Thương mại và du lịch
(Cánh diều) Giải sgk Địa Lí 12 Bài 22: Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp (sách cũ)
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 12.
A. Lý thuyết bài học
1. Ngành trồng trọt:
Chiếm 73,5% giá trị sản lượng nông nghiệp (2005)
- Xu hướng giảm tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tăng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
- Trong ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, rau đậu; tăng tỉ trọng giá trị sx cây công nghiệp.
→ Xu hướng tích cực với nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
a. Sản xuất lương thực.
- Vai trò: Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp
- Điều kiện phát triển:
+ Điều kiện tự nhiên: đất, KH, nước..
+ Điều kiện kinh tế - xã hội .
+ Tuy nhiên cũng có những khó khăn (thiên tai, sâu bệnh...). …
- Tình hình sản xuất lương thực:
+ Diện tích lúa tăng mạnh 7,3tr ha (2005)
+ Năng suất lúa tăng mạnh: 49 tạ/ha
+ Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 tr tấn lên 36 tr tấn (1980-2005)
+ Bình quân lt/người 470kg/người
+ VN từ 1 nước phải nhập khẩu lương thực đã trở thành 1 nước XK gạo thứ 2 TG.
- Phân bố: 2 vùng trọng điểm lúa cả nước là ĐB sông Cửu Long (hơn 50%S và 50% sản lượng lúa cả nước) và ĐB sông Hồng.
b. Sản xuất cây thực phẩm.
- Rau đậu được trồng hầu hết ở các địa phương, đặc biệt là ngoại thành các thành phố lớn.
- Diện tích trồng rau > 500 nghìn ha.
c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Ý nghĩa :
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng
- Điều kiền phát triển:
+ Thuận lợi (về tự nhiên,xã hội)
+ Khó khăn (thị trường có nhiều biến động, sản phẩm cây CN chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính)
- Tình hình sản xuất: Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
+ Diện tích: 2,6 tr ha năm 2005
+ Cây công nghiệp lâu năm: > 1,6 tr ha
+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích,sản lượng
+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp, chiếm tỉ trọng cao (65% S), giá trị xuất khẩu cao.
+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè
+ Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói,, tằm, thuốc lá...
+ Cây ăn quả: chuối, cam, xoài, vải….
2. Ngành chăn nuôi.
- Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ (so với trồng trọt) nhưng đang có xu hướng tăng.
- Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay:
+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
+ Các sản phẩm không qua giết mổ (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
- Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
+ Thuận lợi (cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ, thị trường, giống..)
+ Khó khăn (giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch bệnh, CN chế biến sản phẩm chăn nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính…)
a. Chăn nuôi lợn và gia cầm
- Là nguồn cung cấp thịt chủ yếu, cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
- Tình hình phát triển: đàn lợn 27 triệu con, gia cầm 220 triệu con (2005).
- Phân bố: nhiều nhất ở 2 đồng bằng lớn.
b. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:
- Tình hình phát triển và phân bố
+ Đàn trâu: 2,9 triệu con – phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung bộ.
+ Đàn bò 5,5 triệu con, có xu hướng tăng mạnh – Phân bố chủ yếu ở BTB, Duyên hải NTB, Tây Nguyên.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
(NGÀNH TRỒNG TRỌT)
Câu 1: Đâu không phải là vai trò của sản xuất lương thực?
A. Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
C. Cung cấp lâm sản.
D. Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.
Đáp án: Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:
- Nhằm đảm bảo lương thực cho trên 80 triệu dân.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu
- Là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất lương thực.
⇒ Đáp án A, B, D đúng.
- Cung cấp lâm sản (gỗ) là vai trò của ngành lâm nghiệp → Loại
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất cả nước:
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: ĐBSH là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai (sau đồng bằng sông Cửu Long) và là vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19, hãy cho biết cây cà phê được trồng chủ yếu ở vùng nào?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu cây cà phê ở trang 3 (kí hiệu chung).
B2. Xác định các khu vực trồng cà phê.
⇒ Kí hiệu cây cà phê phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên.
⇒ Tây Nguyên là vùng có dện tích trồng cây cà phê lớn nhất nước ta (nhờ đất badan màu mỡ trên bề mặt cao nguyên xếp tầng).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết đậu tương được trồng nhiều nhất ở vùng nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu đậu tương ở trang 3 (kí hiệu chung)
B2. Xác định các khu vực trồng đậu tương
⇒ Trung du miền núi Bắc Bộ sản xuất nhiều đậu tương nhất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Căn cứ vào vào Atlat Địa LVN trang 19, hãy cho biết tỉnh dẫn đầu về diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là
A. Đăc Lăk.
B. Bình Phước.
C. Nghệ An.
D. Lâm Đồng.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 19:
B1. Quan sát cột biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm (màu cam)
B2. Xác định diện tích cây công nghiệp lâu năm ở 4 tỉnh và so sánh tìm ra tỉnh dẫn đầu.
⇒ Bình Phước có diện tích lớn nhất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở:
A. Trung du và miền núi Bắc bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Đáp án: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành trồng lúa của đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đóng góp phần lớn lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
B. Là vùng trồng lúa lớn thứ 2 cả nước.
C. Bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước.
D.
Chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước.
Đáp án: Đặc điểm ngành sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước
⇒ Đáp án B. Là vùng trồng lúa lớn thứ 2 cả nước ⇒ Sai
- Chiếm trên 50% diện tích và >50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực đạt > 1000kg/ năm
⇒ Đáp án A, C, D đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. Đẩy mạnh thâm canh.
B. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. Đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. Mở rộng diện tích canh tác.
Đáp án: Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa nước ta tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực ở nước ta không phải là
A. tài nguyên đất đa dạng, phong phú.
B. tài nguyên nước dồi dào, rộng khắp.
C. cán cân bức xạ quanh năm dương.
D. chính sách phát triển phù hợp.
Đáp án: Phân tích
Câu hỏi: xác định đâu “không phải là “điều kiện tự nhiên” thuận lợi để phát triển sx lương thực:
- Các đáp án A, B, C là điều kiện tự nhiên
⇒ Loại
- Đáp án D: chính sách phát triển → điều kiện kinh tế - xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Điều kiện kinh tế - xã hội nào sau đây thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp ở nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có cả cận nhiệt, cận xích đạo.
B. Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
C. Có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.
D. Có nhiều giống cây công nghiệp thích hợp với điều kiện sinh thái.
Đáp án: Xác định từ khóa
Câu hỏi: “điều kiện kinh tế - xã hội”
- Các đáp án A, B là điều kiện tự nhiên
⇒ Loại.
- Đáp án C, D đều là điều kiện kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên trong sản xuất cây công nghiệp mạng lưới các cơ sở chế biến quan trọng hơn so với giống cây trồng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Nguyên nhân chính dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng là
B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp.
C. Do đất đai ở đây sớm bạc màu.
D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi.
Đáp án: ĐBSH có mức độ tập trung dân số đông nhất cả nước.
⇒ Nhu cầu về lương thực cũng như đất ở, đất chuyên dụng lớn.
⇒ Khả năng mở rộng đất nông nghiệp là rất hạn chế
⇒ Cần áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh thâm canh để tăng năng suất và sản lượng lúa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải:
A. Hoàn thiện công nghệ chế biến.
B. Có chính sách phát triển cây công nghiệp.
C. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.
Đáp án: - Hiện nay nước ta chủ yếu xuất khẩu thô các sản phẩm nông sản, chất lượng sản phẩm còn thấp.
⇒ Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản
⇒ cần đầu tư công nghệ chế biến nông sản (phơi, sấy, bảo quản, chế biến…) hiện đại hơn nhằm giữ được chất lượng, dinh dưỡng của sản phẩm, tăng thời gian sử dụng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với:
A. Bảo vệ và phát triển rừng.
B. Vấn đề thuỷ lợi.
C. Sản xuất lương thực và thực phẩm.
D. Nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư.
Đáp án: Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp ở vùng núi đồng nghĩa với hoạt động khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác
⇒ Ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng.
⇒ Do đó cần phải chú ý đến việc bảo vệ và phát triển rừng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa cả nước năm 2000 – 2015
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2015:
A. Cột.
B. Đường.
C. Miền.
D. Tròn.
Đáp án: Xác định từ khóa: Thể hiện “tốc độ tăng trưởng”
⇒ Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng trong nhiều năm là biểu đồ đường (đường biểu diễn).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
A. Năng suất cao hơn cây công nghiệp hằng năm.
B. Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Giá trị sản xuất cao hơn nhiều cây công nghiệp hằng năm.
Đáp án: Mục đích chủ yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa là tạo ra nhiều sản phâm, thu nhiều lợi nhuận.
⇒ So với cây công nghiệp hằng năm, nhóm cây công nghiệp lâu năm ở nước ta cung cấp nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu lớn (chè, cà phê, cao su, hồ tiệu, điều)
⇒ Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
⇒ Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm cao hơn và đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu cây công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: D
(NGÀNH CHĂN NUÔI)
Câu 1: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nào sau đây được lấy từ ngành trồng trọt?
A. Đồng cỏ tự nhiên.
B. Hoa màu lương thực.
C. Thức ăn chế biến công nghiệp.
D. Phụ phẩm ngành thủy sản.
Đáp án: Ngành trồng trọt nước ta cung cấp nhiều hoa màu lương thực làm thức ăn cho chăn nuôi. (chủ yếu từ cây lương thức và rau đậu).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở
A. Một số nông trường Tây Bắc.
B. Một số nơi ở Lâm Đồng.
C. Ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
D. Các tỉnh ở Tây Nguyên.
Đáp án: Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, những vùng nuôi nhiều bò ở nước ta là
A. Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.
Đáp án: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 18, kí hiệu chăn nuôi bò nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên
⇒ vùng nuôi bò nhiều nhất ở nước ta là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta:
A. chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình.
B. sản xuất theo hướng hàng hóa.
C. chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.
D. tăng các sản phẩm không qua giết thịt.
Đáp án: Xu hướng phát triển của chăn nuôi nước ta là
- Chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, theo hình thức công nghiệp.
- Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
⇒ Chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình không phải là xu hướng của chăn nuôi nước ta.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chăn nuôi
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Thị trường tiêu thụ.
C. Công nghiệp chế biến thức ăn.
D. Hệ thống thủy lợi.
Đáp án: Hệ thống thủy lợi đóng vai trò dẫn nước tưới tiêu cho ngành trồng trọt
⇒ Đây không phải là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chăn nuôi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay là từ
A. chăn nuôi lợn và gia cầm.
B. chăn nuôi gia cầm.
C. chăn nuôi trâu.
D. chăn nuôi bò.
Đáp án: Lơn và gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu trên thị trường nước ta hiện nay.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta tập trung chủ yếu ở những vùng
A. có điều kiện khí hậu ổn định.
B. ven biển có nghề cá phát triển.
C. trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.
D. có mật độ dân số cao.
Đáp án: - Chăn nuôi lợn đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực thực phẩm).
- Lợn cung cấp nguồn thịt chủ yếu hằng ngày cho người dân ở nước ta.
⇒ Vì vậy chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Đối với ngành chăn nuôi, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục?
A. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa tràn lan trên diện rộng.
B. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
D. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không được đảm bảo.
Đáp án: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp)
⇒ Vậy khó khăn đã được khắc phục trong ngành chăn nuôi là đảm bảo được nguồn thức ăn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay:
A. Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
B. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn.
C. Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.
D. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.
Đáp án: - Hiện nay, sản phẩm thịt gia cầm ở nước ta chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt ở các vùng đồng bằng.
- Sản phẩm ngành gia cầm chưa đủ tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (đây là khó khăn chung của ngành chăn nuôi hiện nay)
⇒ Nhận xét: Sản phẩm chủ yếu của gia cầm là để xuất khẩu ra nước ngoài ⇒ Sai
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta giảm nhanh về số lượng là:
A. Hiệu quả kinh tế thấp.
B. Đồng cỏ hẹp.
C. Nhu cầu về sức kéo giảm.
D. Không thích hợp với khí hậu.
Đáp án: Chăn nuôi trâu phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhằm đáp ứng nhu cầu về sức kéo.
⇒ Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp được tăng cường cơ giới hóa
⇒ Nhu cầu về sức kéo giảm
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do
A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt.
B. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng.
C. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển.
D. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
Đáp án: Gia cầm là nguồn cung cấp thịt chủ yếu ở nước ta
⇒ Thị trường tiêu thụ lớn sẽ có tác động thúc đẩy chăn nuôi phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Đàn lợn nước ta tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì
A. Đây là hai đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, khí hậu ôn hòa.
B. Các dịch vụ về giống, thú y được đảm bảo.
C. Nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thịt phát triển.
Đáp án: Nguồn thức ăn chủ yếu của đàn lợn là các phụ phẩm của ngành trồng trọt (ngô, lúa, rau màu)
⇒ ĐBSH và ĐBSCL là 2 vùng trọng điểm lương thực của nước ta
⇒ Vì vậy đàn lớn phân bố chủ yếu ở 2 vùng này
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là
A. Cơ sở thức ăn đảm bảo tốt.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. Nhiều giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao.
D. Dịch vụ thú y phát triển.
Đáp án: Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi nước ta là: tiến mạnh lên ngành sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
⇒ Việc đảm bảo cơ sở thức ăn là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp, đặc biệt là nguồn thức ăn công nghiệp.
⇒ Vì vậy để thúc đẩy ngành chăn nuôi nước ta phát triển thì điều kiện quan trọng nhất là đảm bảo tốt cơ sở thức ăn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn hiện nay là
A. giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thấp.
B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi chưa được đảm bảo.
C. công tác kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được chú ý đúng mức.
D. giá thành sản phẩm còn cao.
Đáp án: Các sản phẩm chăn nuôi chủ yếu là hàng tươi sống và khó bản quản (thịt, trứng ,sữa)
⇒ Đòi hỏi yêu cầu cao về vs an toàn thực phẩm và kiểm dịch nghiêm ngặt
⇒ Đây là khó khăn lớn nhất của nước ta khi xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang thị trường nước ngoài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu phát triển đàn gia súc ở nước ta là
A. phát triển thêm các đồng cỏ.
B. đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi.
C. đảm bảo chất lượng con giống.
D. phát triển dịch vụ thú y.
Đáp án: Vấn đề cần chú ý đầu tiên trong việc phát triển đàn gia súc ở nước ta hiện nay là đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi. Vì đặc trưng của chăn nuôi ở nước ta là phụ thuộc nhiều vào cơ sở thức ăn.
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều