Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 24 (sách mới)
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 24 (sách mới)
(Chân trời sáng tạo) Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
(Cánh diều) Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
(Kết nối tri thức) Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Lời giải Địa Lí 12 Bài 24 sách mới. Mời các bạn đón đọc:
(Kết nối tri thức) Giải sgk Địa Lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
(Chân trời sáng tạo) Giải sgk Địa Lí 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
(Cánh diều) Giải sgk Địa Lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
Lưu trữ: Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp (sách cũ)
A. Lý thuyết bài học
1. Ngành thuỷ sản.
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản.
* Thuận lợi:
- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài ... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản (hải sâm, bào ngư ...)
- Có 4 ngư trường trọng điểm.
- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giát trị kinh tế ...
- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.
* Khó khăn:
- Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.
- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.
- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.
b. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
* Phát triển mạnh trong những năm gần đây:
- Sản lượng năm 2005 hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
* Khai thác thuỷ sản:
- Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn (gấp 2,7 lần năm 1990), trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn.
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau (riêng 4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước).
* Nuôi trồng thủy sản:
- Nuôi tôm:
+ Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, ...) và tôm càng xanh phát triển mạnh.
+ Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
+ Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
+ Tính đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 265.761 tấn (chiếm 81,2%).
- Nuôi cá nước ngọt:
+ Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (nổi bật là An Giang)
+ Tính đến năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 triệu tấn, riêng.
2. Ngành lâm nghiệp
a. Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái.
Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
b. Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều.
- Tổng diện tích của rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ 4,0%. Đến năm 1983, diện tích rừng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ 22,0%. Đến 2006, nhờ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, diện tích rừng đạt 12,9 triệu ha, độ che phủ 39,0%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút.
* Rừng được chia thành 3 loại:
- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, bao gồm: các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay, các dải rừng chắn sóng.
- Rừng đặc dụng: các vườn quốc gia (Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Nam Cát Tiên ..), các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn văn hóa – lịch sử – môi trường.
- Rừng sản xuất (khoảng 5,4 triệu ha): rừng tre nứa, rừng lấy gỗ, củi ...
c. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.
* Trồng rừng: Cả nước có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa ..., rừng phòng hộ. Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
* Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
- Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.
- Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).
- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
(NGÀNH THỦY SẢN)
Câu 1: Hai tỉnh chiếm gần một nửa diện tích mặt nước đã sử dụng để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là:
A. Cà Mau, Kiên Giang.
B. Bạc Liêu, Bến Tre.
C. Cà Mau, Bạc Liêu.
D. Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Đáp án: Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Trung là:
A. có nhiều sông ngòi.
B. có hệ thống đầm phá.
C. có các ao hồ.
D. hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Đáp án: Đầm phá là vùng nước ở cửa sông ven biển → có môi trường nước lợ.
⇒ Thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ
⇒ Chọn B
-Các ao hồ, sông ngòi, kênh rạch là môi trường nuôi trồng thủy sản nước ngọt
⇒ Loại đáp án A, C, D
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Vùng nuôi tôm lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Đáp án: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác?
A. Nghệ An.
B. Quảng Bình.
C. Bình Định.
D. Bạc Liêu.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Viêt Nam trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) và nuôi trồng (cột màu xanh)
B2. Xác định được:
- tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn khai thác (cột màu xanh cao hơn).
- Các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn khai thác (cột màu xanh thấp hơn)
⇒ Loại đáp án A, B, C
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết, tỉnh Quảng Bình có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức là:
A. Dưới 5 %.
B. Từ 5 – 10%.
C. Từ trên 10 đến 20%.
D. Từ trên 20 đến 30%.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
B2. Xác định vị trí tỉnh Quảng Bình và tìm ra giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức từ trên 20 đến 30% (nền màu hồng nhạt nhất).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Ngư trường trọng điểm nằm ngoài khơi xa của vùng biển nước ta là:
A. Cà Mau – Kiên Giang.
B. Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
C. Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Hải Phòng – Quảng Ninh.
Đáp án: Xác định từ khóa: ngư trường nằm ngoài khơi xa
⇒ Ngư trường trọng điểm nằm ngoài xa khơi là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là:
A. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
B. vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú.
C. thị trường trong và ngoài nước về thủy sản mở rộng.
D. có nhiều khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: Xác định từ khóa: thuận lợi về kinh tế - xã hội
⇒ Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là thị trường ngoài nước về thủy sản mở rộng
- Đáp án A, B, D là những thuận lợi về điều kiện tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay là:
A. Sản lượng khai thác ngày càng tăng.
B. Đẩy mạnh phát triển đánh bắt xa bờ.
C. Nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất.
D. Khai thác thủy sản nội địa là chủ yếu.
Đáp án: Nước ta tiếp giáp vùng biển rộng lớn, nhiều ngư trường trọng điểm với nguồn lợi thủy hải sản dồi dào
⇒ Hoạt động đánh bắt thủy sản vùng biển ven bờ và hiện nay là ngoài khơi xa được đẩy mạnh, mang lại sản lượng thủy hải sản vô cùng lớn.
⇒ Nhận xét: Khai thác thủy sản nội địa là chủ yếu là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở là:
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Đáp án: Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Khó khăn đối với ngành thuỷ sản ở một số vùng ven biển là:
A. thiếu lực lượng lao động.
B. nguồn lợi thuỷ sản suy giảm.
C. không tiêu thụ được sản phẩm.
D. không có phương tiện đánh bắt.
Đáp án: Do khai thác quá mức kết hợp với nhiều hình thức khai thác trái phép (như nổ mìn..), ô nhiễm môi trường biển đã làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm
⇒ Đây là khó khăn mà các địa phương vùng ven biển nước ta đang phải đối mặt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Giải pháp quan trọng nhất để phát triển đánh bắt xa bở ở nước ta:
A. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắc nhỏ.
D. Xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.
Đáp án: Đánh bắt xa bờ đòi hỏi phương tiện đánh bắt hiện đại, tàu thuyền công suất lớn để có thể đi xa và khai thác nguồn lợi ở vùng biển sâu.
- Tuy nhiên ở nước ta phương tiện đánh bắt còn thô sơ, cần chi phí đầu tư về vốn lớn để đổi mới phương tiện hiện đại
⇒ Khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bở ở nước ta là: Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Vùng vừa có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, vừa có thế mạnh về đánh bắt thủy sản:
A. Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: Vùng có thế mạnh cả về chăn nuôi trâu bò và đánh bắt thủy sản là Trung du miền núi Bắc Bộ. Nhờ có địa hình miền núi với các đồng cỏ lớn; vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi hải sản lớn (ngư trường trọng điểm Hải Phòng – Quảng Ninh).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Thuận lợi chủ yếu cho việc nuôi trồng thuỷ sản là:
A. Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng.
B. Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn.
C. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. Có nhiều ao hồ, sông ngòi, các ô trũng.
Đáp án: Xác định từ khóa “ thuận lợi cho nuôi trồng”
⇒ các bãi triều đầm phá, cánh rừng ngập mặn là những môi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Cho bảng số liệu:
Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2015
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2015?
A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2015.
B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.
C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015.
D. Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta.
Đáp án: Xét lần lượt các đáp án:
- Tổng sản lượng thủy sản tăng: 6582.1/ 2250.9 = 2,92 lần
⇒ Nhận xét A: tổng sản lượng thủy sản tăng 5,5 lần ⇒ Sai
- Thủy sản khai thác tăng: 3049,9 / 1660,9 = 1,84 lần.
- Thủy sản nuôi trồng tăng: 3532,2 / 590,0 = 6 lần
⇒ Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác (6> 1,84)
⇒ Nhận xét B: Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ⇒ Sai
- Nhận xét D.Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta ⇒ Sai
- Nhận xét C: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2015. ⇒ Đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. Môi trường biển bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
C. Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
D. Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới.
Đáp án: Vùng biển nước ta còn nhiều tiềm năng ở khu vực xa bờ.
Tuy nhiên do phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu nên hoạt động đánh bắt xa bờ cũng như khả năng khai thác con yếu kém
⇒ Năng suất khai thác thấp.
Đáp án cần chọn là: D
(NGÀNH LÂM NGHIỆP)
Câu 1: Ở nước ta, vùng diễn ra tình trạng chặt phá rừng và cháy rừng nghiêm trọng nhất hiện nay là:
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: Mỗi năm nước ta có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và cháy, nghiêm trọng nhất là ở Tây Nguyên.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết phần lớn diện tích rừng ngập mặn ven biển nước ta tập trung chủ yếu ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12:
B1. Xem kí hiệu rừng ngập ở bảng chú giải.
B2. Xác định các khu vực phân bố:
Kí hiệu rừng ngập mặn được thể hiện nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
⇒ rừng ngập mặn ven biển nước ta tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết thảm thực vật rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng nào nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 12:
B1. Xem kí hiệu rừng ôn đới núi cao ở bảng chú giải (màu xanh tím than)
B2. Xác định các khu vực phân bố:
Kí hiệu rừng ôn đới núi cao chỉ thể hiện ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn (thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ)
⇒ Ở nước ta, rừng ôn đới núi cao chỉ xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Rừng phòng hộ thường tập trung ở khu vực nào?
A. Đồng bằng, ven biển.
B. Hạ lưu các con sông.
C. Thượng nguồn sông, ven biển.
D. Trên các đảo.
Đáp án: - Rừng phòng hộ bao gồm các khu rừng đầu nguồn, rừng chắn cát ven biển, rừng ngập mặn.
- Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Các cánh rừng ven biển có tác dụng chắn sóng, hạn chế nạn cát bay, cát chảy.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào có tỉ lệ rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?
A. Ninh Thuận.
B. Lâm Đồng.
C. Quảng Trị.
D. Yên Bái.
Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:
B1. Xác định kí hiệu màu thể hiện: tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60% (màu xanh lá đậm nhất)
B2. Xác định được khu vực có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60% là Lâm Đồng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Ý nghĩa kinh tế của rừng được biểu hiện ở việc
A. điều hòa khí hậu và hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.
B. bảo vệ đất, ngăn cản quá trình xói mòn rửa trôi.
C. cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu.
D. bảo vệ đa dạng sinh học.
Đáp án: Ý nghĩa kinh tế của rừng là cung cấp nhiều lâm sản và các dược liệu
⇒ Đáp án C đúng
- Các đáp án A, B, D là ý nghĩa về bảo vệ môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học.
⇒ Loại A, B, D
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết đâu là vườn quốc gia nằm trên đảo?
A. Xuân Thủy.
B. Cát Bà.
C. Cát Tiên.
D. Phong Nha – Kẻ Bàng.
Đáp án: B1. Xem kí hiệu vườn quốc gia ở Atlat trang 3.
B2.Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 12
⇒ Xác định vị trí các vườn quốc gia đã cho: Xuân Thủy nằm trên vùng đất thuộc tỉnh Nam Định, Cát Tiên thuộc tỉnh Lâm Đồng, Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình.
⇒ Cả 3 vườn quốc gia này đều nằm trên đất liền. ⇒ loại A, C, D
⇒ Vườn quốc gia Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Quảng Bình.
B. Thừa Thiên – Huế.
C. Hà Tĩnh.
D. Nghệ An.
Đáp án: Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20:
B1.
- Nhận dạng kí hiệu thể hiện giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 của các tỉnh là các cột màu hồng.
- Xác định phạm vi vùng Bắc Trung Bộ (dựa vào Atlat trang 27)
B2. Tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất vùng Bắc Trung Bộ là Nghệ An (kí hiệu cột màu hồng cao nhất).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì:
A. rừng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.
B. nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến ở tất cả các vùng.
C. 3/4 diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ở ven biển.
D. độ che phủ rừng tương đối lớn và đang có xu hướng tăng lên.
Đáp án: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi và có vùng rừng ngập mặn ven biển.
⇒ độ che phủ rừng lớn, hầu hết các vùng lãnh thổ ở miền núi phía Tây và cả vùng đồng bằng ven biển đều phát triển ngành lâm nghiệp
⇒ Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết vùng lãnh thổ nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản thường phân bố ở
A. đồng bằng, ven biển.
B. các thành phố lớn.
C. vùng đông dân cư.
D. gần các vùng nguyên liệu.
Đáp án: Các xí nghiệp gỗ và lâm sản sử dụng nguồn nguyên liệu từ gỗ.
⇒ Vì vậy chúng phân bố chủ yếu ở gần các vùng nguyên liệu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động trồng rừng ở nước ta
A. Mỗi năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
B. Mỗi năm có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy.
C. Rừng trồng chỉ có rừng sản xuất.
D. Rừng trồng chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
Đáp án: Diện tích trồng rừng nước ta chủ yếu là rừng sản xuất (gồm rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa) và rừng phòng hộ.
⇒ Đáp án C: Rừng trồng chỉ có rừng sản xuất ⇒ Không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Nhận định không đúng về vai trò của tài nguyên rừng là:
A. rừng là tài nguyên vô cùng quý giá nên cần phải triệt để khai thác.
B. rừng cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và xuất khẩu.
C. trồng rừng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
D. góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Đáp án: Xác định từ khóa “không đúng về vai trò”
- Vai trò của rừng là: cung cấp nguyên liệu cho các ngành sx chế biến gỗ; tăng thu nhập, bảo vệ môi trường sinh thái (hạn chế lũ lụt thiên tai, xói mòn, điều hòa khí hậu, giữ nước...)
⇒ Nhận định B, C, D thể hiện đúng vai trò của rừng ⇒ Loại
- Nhận định A chưa chính xác
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Dọc duyên dải miền Trung, phổ biến loại rừng nào?
A. Rừng sản xuất.
B. Rừng đầu nguồn.
C. Rừng đặc dụng.
D. Rừng ven biển.
Đáp án: Dọc bờ biển Duyên hải miền Trung có nhiều bãi cát lớn → thường xảy ra hiện tượng cát bay, cát chảy; mặt khác sóng biển cũng dễ gây sạt lở bờ biển.
⇒ Cần trồng rừng phòng hộ ven biển để chắn cát, hạn chế ảnh hưởng của sóng biển, hiện tượng sạt lở bờ biển.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ do
A. có nguồn nguyên liệu phong phú.
B. giao thông thuận tiện.
C. gần thị trường tiêu thụ.
D. tận dụng nguồn lao động.
Đáp án: Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ là 2 vùng có diện tích rừng còn lại lớn nhất ở nước ta.
⇒ tạo nguồn nguyên liệu phong phú
⇒ là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Đáp án cần chọn là: A
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Địa Lí 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều