Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Kiến thức trọng tâm Địa Lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 12 để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 12.
A. Lý thuyết bài học
1. Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên.
a. Nước ta có vùng biển rộng lớn.
Bao gồm: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, vùng thềm lục địa.
b. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Nguồn lợi sinh vật:
+ Sinh vật biển giàu có, nhất là giàu thành phần loài. Có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Có những loài quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt.
+ Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua, mực... biển nước ta còn có nhiều đặc sản khác như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết... Có nhiều loài chim biển; tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
- Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí đốt:
+ Dọc bờ biển có nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.
+ Vùng biển có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp: ôxít titan, cát trắng (nguyên liệu quý để làm thuỷ tinh, pha lê).
+ Vùng thềm lục địa có các tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.
- Biển và ven biển nước ta có điều kiện phát triển giao thông vận tải biển:
+ Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
+ Dọc bờ biển lại có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu. Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo:
+ Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng.
+ Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển.
+ Du lịch biển – đảo đang là loại hình du lịch thu hút nhiều du khách.
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.
a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ:
- Có những đảo đông dân như Cát Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
- Có những đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn), quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu.
- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
b. Các huyện đảo ở nước ta (đến năm 2006):
- Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).
- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).
- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)
- Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)
- Huyện đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)
- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà)
- Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận)
- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bình Thuận)
- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
a. Tại sao phải khai thác tổng hợp:
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường biển, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
b. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:
- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm không sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt nguồn lợi.
- Việc phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, đồng thời giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.
c. Khai thác tài nguyên khoáng sản:
- Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã đựơc tiến hành và đem lại năng suất cao.
- Việc thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh. Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí nóng, làm phân bón, sản xuất điện tuốc bin khí...
d. Phát triển du lịch biển:
- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới đựơc đưa vào khai thác.
- Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò ( Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
e. Giao thông vận tải biển:
- Hàng loạt cảng hàng hoá lớn đã đựơc cải tạo, nâng cấp (cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng...)
- Một số cảng nước sâu đã được xây dựng (Cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Vũng Tàu...)
- Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.
- Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội ở các tuyến đảo.
4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thêm lục địa.
- Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng, nên cần tăng cường việc đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan.
- Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Các bộ phận của vùng biển nước ta thứ tự từ đất liền ra biển như sau:
A. nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa.
B. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
D. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Đáp án: Các vùng biển nước ta bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lợi sinh vật biển nước ta?
A. Biển có độ sâu trung bình.
B. Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài.
C. Độ muối trung bình khoảng 20 – 30%.
D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.
Đáp án: Nguồn lợi sinh vật biển nước ta phong phú, giàu thành phần loài. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Chim yến (loài chim cho yến sào là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao) tập trung nhiều trên các đảo đá ven bờ ở
A. Bắc Trung Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Nam Trung Bộ.
D. Bắc Bộ.
Đáp án: Nam Trung Bộ có nhiều chim yến - tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu giá trị cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Loại khoáng sản có giá trị cao và tập trung nhiều ở vùng thềm lục địa nước ta là:
A. Titan.
B. Cát trắng.
C. Muối.
D. Dầu khí.
Đáp án: Vùng thềm lục địa nước ta có tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25 , hãy cho biết các bãi biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam là:
A. Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.
B. Cửa Lò, Quy Nhơn, Mỹ Khê,Nha Trang, Mũi Né.
C. Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.
D.
Mỹ Khê, Cửa Lò, Quy Nhơn, Mũi Né, Nha Trang.
Đáp án: B2. Đọc tên các bãi biển từ Bắc vào Nam, gồm: Cửa Lò, Mỹ Khê, Quy Nhơn, Nha Trang, Mũi Né.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực nào sau đây
A. Bắc Bộ.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Nam Bộ.
Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu cảng biển ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Kí hiệu cảng biển tập trung nhiều nhất ở khu vực duyên hải miền Trung.
⇒ các cảng biển của nước ta tập trung chủ yếu ở ven biển của khu vực Duyên hải miền Trung.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết đảo (quần đảo) nào sau đây ở nước ta có hệ thống sân bay nội địa?
A. Quần đảo Cô Tô.
B. Đảo Lý Sơn.
C. Đảo Phú Quý.
D. Quần đảo Côn Sơn.
Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay nội địa ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Quần đảo có hệ thống sân bay nội địa là quần đảo Côn Sơn
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Đảo nào sau đây không được xếp vào các đảo đông dân của vùng biển nước ta?
A. Cái Bầu.
B. Cát Bà.
C. Lý Sơn.
D. Cồn Cỏ.
Đáp án: Các đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
⇒ Đảo đông dân thuộc vùng biển nước ta là đảo Cồn Cỏ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là:
A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới.
B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.
C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta.
Đáp án: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là: cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa của nước ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Phát biểu nào không đúng đối với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo?
A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
B. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
C. Tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao.
D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có
Đáp án: Các định hướng khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo:
- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ và các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao
- Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt.
- Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản; giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa
⇒ Các phát biểu B, C, D đúng.
⇒ Phát biểu không đúng là: A. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là:
A. có nhiều tài nguyên hải sản.
B. có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
C. là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
D. thuận lợi cho phát triển giao thông biển.
Đáp án: Các đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ giúp ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả nguồn lợi biển đảo.
⇒ Ý nghĩa của các đảo đối với an ninh quốc phòng nước ta là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động du lịch biển của nước ta trong những năm gần đây?
A. Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp.
B. Nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.
C. Có nhiều khu du lịch biển nổi tiếng cả Bắc, Trung, Nam.
D. Du khách nước ngoài đến Việt Nam chủ yếu du lịch biển.
Đáp án: Đặc điểm hoạt động du lịch biển:
- các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp.
- nhiều vùng biển đảo mới được đưa vào khai thác.
- có nhiều khu du lịch nổi tiếng Bắc, Trung, Nam (Hạ Long, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu...)
⇒ Các đáp án A, B, C đúng
- Tài nguyên du lịch nước ta bao gồm cả du lịch biển và các cảnh quan đất liền (các di tích văn hóa lịch sử, thành phố) nổi tiếng như:Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, SaPa, Huế, Hội An…) cũng thu hút đông đảo lượt khách du lịch quốc tế.
⇒ Đáp án D không đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển nước ta?
1) Có mạng lưới sông ngòi dày đặc với một số sông lớn.
2) Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.
3) Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu.
4) Dọc bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án: Các điều kiện phát triển giao thông biển là:
- Nằn gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.
- Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu.
- Doc bờ biển có nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.
⇒ ý 2, 3, 4 đúng
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc là điều kiện phát triển giao thông đường sông, không phải là điều kiện phát triển giao thông biển ⇒ Sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa có hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta là:
A. đánh bắt xa bờ.
B. đánh bắt ven bờ.
C. trang bị vũ khí quân sự.
D.
đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
Đáp án: Xác định từ khóa “phương hướng khai thác thủy sản bảo vệ thềm lục địa”
⇒ Khai thác thủy sản có hai hướng là ven bờ và xa bờ.
+ Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm
+ Để bảo vệ vùng thềm lục địa ở ngoài khơi và bảo vệ vùng biển rộng lớn thì cần đánh bắt xa bờ
⇒ phương hướng khai thác hợp lí nhất là đánh bắt xa bờ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Các tài nguyên biển và hải đảo nước ta phải đươc khai thác tổng hợp vì
A. Nhằm khai thác triệt để các nguồn lợi biển và hải đảo làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế biến.
B. Đảm bảo việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên biển và hải đảo.
C. Môi trường biển và hải đảo đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
D. Để giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho lực lượng lao động trong cả nước.
Đáp án: Khai thác tổng hợp vì:
- tài nguyên biển nước ta đa dạng: có nhiều ngành (khai thác hải sản, du lịch biển, khoáng sản biển, vận tải biển)
- môi trường biển – đảo đồng nhất, nhạy cảm, dễ bị tác động, nơi này ô nhiễm có thể dễ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
⇒ Cần khai thác tổng hợp để khai thác và sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển đảo, tránh gây ra các hiểm hỏa môi trường, gây tác động xấu qua lại giữa các ngành kinh tế biển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Loại tài nguyên mới khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta là:
A. cát thủy tinh.
B. dầu khí.
C. muối biển.
D. hải sản.
Đáp án: Loại tài nguyên mới khai thác gần đây nhưng có giá trị rất lớn trên vùng biển và thềm lục địa nước ta là dầu khí. Dầu khí phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, mang lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị lớn.
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập sgk
Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
- Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm
- Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
- Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều